- Việt Nam có công cụ để phát hiện, ngăn chặn mã độc Wanna Crypt
- Triều Tiên đứng sau vụ lan truyền mã độc đòi tiền chuộc WannaCry?
- 52% máy tính tại Việt Nam tồn tại lỗ hổng có thể bị tấn công bởi mã độc WannaCry

Theo Hutchins, khi máy tính bị nhiễm WannaCry, nó sẽ bắt đầu ăn trộm thông tin dữ liệu để tống tiền người dùng nếu phần mềm liên hệ đến một địa chỉ web được đặt trước nhưng không thể kết nối.
Và một khi nó đã kết nối được địa chỉ tên miền đó, phần mềm có tên WannaCry này sẽ tự động hủy. Bằng cách khám phá ra tên miền đó, và mua lại nó với giá 10 USD, Hutchins đã “cứu” được hơn 100.000 máy tính trên toàn cầu có kết nối đến địa chỉ web này.
Trao đổi với hãng tin AP, Marcus Hutchins cho rằng việc chặn được tốc độ lây lan của WannaCry là thành công của cả cộng đồng an ninh mạng. Tuy nhiên, anh cũng nhận định những cuộc tấn công an ninh mạng có quy mô lớn như lần này sẽ còn tái diễn trong tương lai.
Được biết, Marcus Hutchins bỏ ngang đại học, tự học mọi thứ và công ty Kryptos Logic đã liên hệ mời anh làm việc.