- Nga khẳng định vị thế ở Trung Đông sau thắng lợi tại Syria
- Cú "phản đòn" truyền thông của Nga
- Moscow yêu cầu thả tự do cho thượng nghị sĩ Nga bị giam tại Pháp
“Nếu nguồn dự trữ vàng và ngoại tệ của Nga bị đóng băng hay thậm chí là suy nghĩ này có tồn tại, chúng tôi sẽ coi đây là hành động khủng bố tài chính và không khác nào một lời tuyên bố chiến tranh tài chính”, Bộ trưởng Tài chính Nga, Anton Siluanov cho hay.
Theo ông Siluanov, Bộ Tài chính Nga đang chuẩn bị ngân sách cho nhiều vấn đề rủi ro khác nhau dựa theo suy đoán về giá dầu có thể giảm xuống 40 USD/thùng, tức là thấp hơn khoảng 30% so với mức hiện nay.
Moscow cho rằng, Washington còn đang cân nhắc hạn chế khả năng phát hành trái phiếu của chính phủ Nga nhằm ngăn không cho dòng tiền từ nước ngoài chảy vào nước này.

Nga cảnh báo Mỹ không nên đóng băng tài sản của chính phủ Moscow
“Nếu Nga không có các trường hợp nhằm đảm bảo an toàn thì chúng tôi sẽ bị làm suy yếu bất cứ khi nào. Lúc đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) sẽ can thiệp và ra các điều kiện nếu muốn hỗ trợ”, ông Siluanov nhận định.
Vào hồi tháng 6, hãng tin Reuters cho biết, ngay sau khi Crimea được sáp nhập với Nga năm 2014, ngân hàng trung ương Nga đã rút gần 115 tỉ USD đang gửi tại trụ sở Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (FED). Sau đó khoảng vài tuần, Moscow lại đưa phần lớn số tiền này quay trở lại mà không rõ nguyên nhân.
Vào hồi tháng 9-2017, chính phủ Nga đang đầu tư 103,9 tỉ USD vào nợ công của Mỹ, tăng 35% so với một năm trước đó.