- Nhật Bản đạt thỏa thuận xuất khẩu tên lửa PAC-3 sang Mỹ
- Mỹ đẩy nhanh tiến độ tích hợp tên lửa đánh chặn PAC-3 MSE vào khu trục hạm Aegis
- Vì sao 'rồng lửa' Patriot PAC-3 MSE bắn ‘bách phát bách trúng’?
Tên lửa đánh chặn PAC-3 |
Vào tháng 7 vừa qua, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã đạt được thỏa thuận về việc chuyển giao tên lửa PAC-3 cho Mỹ, nước đang thiếu hụt tên lửa đánh chặn do hỗ trợ cho Ukraine.
Giới chức Nhật Bản chưa công bố số lượng tên lửa đánh chặn sẽ được xuất sang Mỹ, nhưng tổng giá trị của thỏa thuận được cho là khoảng 19,5 triệu USD.
Phát biểu tại cuộc họp báo mới đây, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Andrey Nastasyin bày tỏ sự hoài nghi về thỏa thuận nói trên. Ông cho biết các tên lửa này có thể sẽ được chuyển đến Ukraine.
Ông Nastasyin cảnh báo rằng nếu tên lửa của Nhật được chuyển đến quân đội Ukraine, Matxcơva sẽ coi đây là hành động thù địch của Tokyo đối với Nga.
Ông Nastasyin cho biết thêm, Nga có quyền thực hiện các biện pháp đối phó kiên quyết nhất, bao gồm cả biện pháp liên quan đến quan hệ song phương với Nhật Bản. Tuy nhiên, ông không nói rõ Nga có thể sẽ có hành động cụ thể gì.
Ukraine muốn tăng cường phòng không trước các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái liên tục của Nga. Từ đêm 30 đến sáng 31-7, Nga đã tiến hành tấn công bằng máy bay không người lái vào Ukraine với quy mô được cho là lớn nhất từ trước đến nay, nhắm vào nhiều địa điểm trong đó có Thủ đô Kiev.