- Lực lượng phiến quân tại lục địa đen khiến Mỹ lo sợ hơn cả khủng bố IS và Al-Qaeda
- Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đưa ra "báo động đỏ" cho toàn thế giới trong năm 2018
- Liên quân Arab không kích tại Yemen, hơn 40 người thiệt mạng
Bộ trên cho biết mặc dù hiện không có bằng chứng nào cho thấy đạn dược do Na Uy chế tạo đã được sử dụng tại Yemen, song nguy cơ này đang gia tăng liên quan tới sự can dự quân sự của UAE tại Yemen. Phía Na Uy cho biết các giấy phép xuất khẩu hiện tại đã tạm thời bị thu hồi và không có giấy phép mới nào được cấp trong tình hình hiện nay.

Cuộc chiến tại Yemen cướp đi sinh mạng của hơn 10.000 người
Theo số liệu thống kê của Na Uy, kim ngạch xuất khẩu vũ khí và đạn dược của nước này với UAE đạt 79 triệu Krone (tương đương 9,7 triệu USD) năm 2016, cao hơn nhiều so với con số 41 triệu Krone cùng kỳ năm 2015.
UAE là một thành viên trong liên minh quân sự do Saudi Arabia dẫn đầu được thành lập năm 2015 nhằm chống lại phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn kiểm soát hầu hết khu vực miền Bắc Yemen và thủ đô Sanaa. Cuộc chiến tại Yemen đã cướp đi sinh mạng của hơn 10.000 người và buộc hơn 3 triệu người phải đi lánh nạn.

8,4 triệu người dân Yemen đối diện với nạn đói
Lệnh ngừng bán vũ khí của Na Uy xuất hiện khi cộng đồng quốc tế đang ngày càng phản đối những hành động tàn bạo đang được tiến hành bởi liên quân do Saudi Arabia dẫn đầu tại Yemen.
Cuộc chiến đã gây ra một thảm hoạ nhân đạo mà LHQ nói là tệ nhất thế giới, đẩy 8,4 triệu người tới bờ vực nạn đói và gây ra nạn dịch tả mà Tổ chức Y tế Thế giới cho biết đã giết chết 2.000 người.