- Mỹ rút siêu tàu sân bay USS Harry S. Truman khỏi Biển Đỏ
- Trung Quốc sắp bay thử UAV Cửu Thiên mang được 100 drone con
Truyền thông Mỹ hồi đầu tháng dẫn lời các quan chức giấu tên cho biết Ukraine hiện sở hữu 8 tổ hợp Patriot, trong đó 6 hệ thống có khả năng hoạt động và 2 tổ hợp đang được tân trang. Con số này sẽ tăng lên 10 sau khi Ukraine tiếp nhận 1 hệ thống bị Israel loại biên và 1 tổ hợp từ Đức hoặc Hy Lạp.
Tuy nhiên, số lượng này không đủ để lập lưới phòng không bao trùm toàn bộ lãnh thổ Ukraine. Tổng thống Volodymyr Zelensky khẳng định nước này cần ít nhất 27 tổ hợp Patriot để bảo vệ không phận, hoặc tối thiểu 10 hệ thống để phòng thủ các thành phố và trung tâm công nghiệp trọng yếu. Tuy nhiên phương Tây dường như không thể đáp ứng yêu cầu này.
![]() |
Hệ thống phòng không Patriot |
Phát biểu trong phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ hôm 20/5, Ngoại trưởng Marco Rubio khẳng định Washington vẫn thực hiện các cam kết viện trợ quân sự cho Kiev được phê duyệt từ trước, chỉ trừ giai đoạn đình chỉ một tuần hồi đầu tháng 3 theo chỉ thị của Tổng thống Donald Trump.
Tuy nhiên, ông thừa nhận những đợt cung cấp khí tài mới sẽ là vấn đề khác, nói thêm rằng không phải đề xuất nào của Ukraine cũng được đáp ứng. "Ukraine yêu cầu cung cấp thêm các hệ thống phòng không Patriot, nhưng thành thật mà nói, chúng ta không có những tổ hợp này", ông cho hay.
![]() |
Ngoại trưởng Marco Rubio |
Ngoại trưởng Rubio cho biết chính phủ Mỹ đang phối hợp chặt chẽ với các đồng minh trong NATO, trong đó có những quốc gia biên chế hệ thống Patriot, và khuyến khích họ cung cấp khí tài cho Ukraine."Dù vậy, không nước nào muốn từ bỏ hệ thống Patriot của họ. Chúng ta cũng không sản xuất chúng kịp", ông nói.
![]() |
Patriot là hệ thống vũ khí đắt nhất mà Mỹ và đồng minh viện trợ cho Ukraine. Mỗi tổ hợp có giá gần 1,1 tỷ USD, trong đó tên lửa có chi phí 690 triệu USD và các thành phần khác tốn khoảng 400 triệu USD. Đây từng được kỳ vọng là vũ khí có thể thay đổi đáng kể cục diện trên bầu trời Ukraine, nhờ năng lực chiến đấu vượt trội so với các hệ thống phòng không phương Tây viện trợ trước đó.
Hệ thống tên lửa chống tên lửa đạn đạo Patriot PAC-3 được Mỹ phát triển để thay thế hệ thống Nike Hercules (là hệ thống phòng không tầm trung và tầm cao của Lầu Năm Góc) và thay thế hệ thống MIM -23 Hawk (hệ thống phòng không chiến thuật tầm trung của quân đội Mỹ).
![]() |
Cho đến nay, nó là một trong những hệ thống phòng không được phổ biến rộng rãi nhất thế giới (sau S300 của Nga) khi có tới 16 quốc gia đang sử dụng. Khác với S300 chưa một lần ghi nhận thực chiến, hệ thống Patriot PAC-3 đã nhiều lần tham chiến và từng ghi nhận bắn hạ các máy bay và tên lửa của đối phương. Hiện nay phiên bản mới nhất của hệ thống này có có khả năng tiêu diệt mục tiêu với phương thức "Hit-to-Kill" tức truy đuổi và tiêu diệt mục tiêu bằng động năng thay vì dùng đầu đạn nổ mảnh.
![]() |