- Hơn 100 máy bay, trực thăng sẵn sàng tập trận quy mô lớn ở miền nam nước Nga
- [ẢNH] Phiến quân khủng bố tập trung lực lượng lớn tại Idlib, chuẩn bị tổng phản công
- [ẢNH] Mỹ mất hợp đồng hàng tỷ USD vì RQ-4A Global Hawk quá dễ bị bắn hạ
Theo ông Bolton, thỏa thuận New START được kí kết từ năm 2010 có nhiều điểm bất cập ngay từ đầu khi nó không bao gồm các loại vũ khí hạt hạt nhân chiến thuật tầm ngắn và hệ thống phóng của Nga.
Hiệp ước New START có hiệu lực từ năm 2011 nhằm mục tiêu cắt giảm số lượng đầu đạn hạt nhân xuống mức 1.550 đơn vị và phương tiện triển khai còn 800 đơn vị.

Hiệp ước New START giữa Nga và Mỹ sẽ hết hạt vào năm 2021
Hồi đầu năm nay, giới chức Nga và Mỹ đã tổ chức một vài buổi trao đổi về số phận của hiệp ước này, tuy nhiên, cho tới nay, Washington vẫn chưa đưa ra quan điểm rõ ràng. Theo bình luận mới nhất của ông Bolton, New START “ít có khả năng được ra hạn”.
Sau khi cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush rút khỏi hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM) vào năm 1972 và Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi Hiệp ước về các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), New START là thỏa thuận chống phổ biến vũ khí duy nhất còn sót lại của thời kì hậu Chiến tranh lạnh.
Trong tuyên bố mới, ông Bolton cũng khẳng định Mỹ chắc chắn sẽ không còn tham gia INF sau ngày 2-8 tới do Nga đã vi phạm hiệp ước và bản thân thỏa thuận này đã lỗi thời vì không bao gồm Trung Quốc, nước đang tự do phát triển các tên lửa bị cấm bởi INF.