Mỹ- Iran đối đầu: Xung đột vùng Vịnh sẽ đi đến đâu?

ANTD.VN - Mỹ và Iran đã có những nhận định hoàn toàn trái ngược nhau về cuộc tấn công vào hai tầu chở dầu. Một bên thẳng thừng cáo buộc, bên kia cũng gay gắt phủ nhận. “Sóng gió” ở Vùng Vịnh đã nổi lên những ngày qua.

Cáo buộc của Mỹ

Trước vụ việc hai tàu chở dầu, một của Na Uy, một treo cờ Panama, mới bị tấn công ở vịnh Oman, khiến Mỹ cấp tốc điều các tàu khu trục đến ổn định tình hình, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã nhanh chóng và thẳng thừng đổ lỗi cho Tehran.

Mỹ- Iran đối đầu: Xung đột vùng Vịnh sẽ đi đến đâu? ảnh 1 

Một trong hai tàu chở dầu bị cháy ở Vịnh Ô-man, cách bờ biển Iran 14 hải lý.

"Nhận định này được dựa trên những tin tức tình báo, đánh giá về chủng loại vũ khí được sử dụng, trình độ tác chiến, lịch sử các cuộc tấn công tương tự gần đây của Iran. Và thực tế là không một tổ chức nào trong khu vực có đủ nhân vật lực để hành động với mức độ tinh vi cao như vậy ", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói.

Đây thực sự là một lời kết tội mặc dù thực tế chưa có những kiểm chứng về độ chính xác của thông tin tình báo cũng như những phân tích hiện trường, đánh giá ban đầu về thiệt hại của hai tầu chở dầu từ những nguồn thông tin khác như từ vệ tinh hay dấu vết của các tầu lạ khác.

Không ít đánh giá cho đây là lời cáo buộc có chút vội vàng của Ngoại trưởng Mỹ.

Rõ ràng, nếu Mỹ có dự định đáp trả Iran trong vụ việc này, thì quân đội Mỹ hay nhiều quốc gia khác, thậm chí là những quốc gia ôn hòa nhất cũng cần “nói có sách mách có chứng” trước những gì tình báo Mỹ đưa ra.

Ông  Mike Pompeo: các cuộc tấn công không có tính khiêu khích, nhưng thực sự là mối đe dọa tiềm tàng đối với hòa bình và an ninh quốc tế

Về phần mình, Iran nhanh chóng phủ nhận bất kỳ sự liên quan nào trong sự cố xảy ra hôm thứ Năm.

"Ai đó đang cố gắng gây bất ổn trong quan hệ giữa Iran và cộng đồng quốc tế", một quan chức Iran khẳng định,

Mỹ đã tuyên bố có sự nhúng tay của Tehran trong các cuộc tấn công các tàu chở dầu khác một tháng trước đây.

Ông  Mike Pompeo cũng khẳng định thêm rằng "mặc dù các cuộc tấn công này không có tính khiêu khích, nhưng thực sự là mối đe dọa tiềm tàng đối với hòa bình và an ninh quốc tế, một sự tấn công trắng trợn nhắm vào tự do hàng hải và là sự leo thang không thể chấp nhận được".

Đây là một lời buộc tội nặng nề, và câu hỏi được đặt ra là động thái tiếp theo của Mỹ sẽ là gì?

Nhiều khả năng các chiêu đòn ngoại giao sẽ được Mỹ  tung ra, đó chính nỗ lực đưa những lời cáo buộc ra trước công luận thế giới cũng như tiếp tục cô lập Iran thông qua các biện pháp trừng phạt kinh tế bổ sung.

Nhưng có lẽ, “gậy ông sẽ đập lưng ông”. Việc tăng cường áp dụng các biện pháp trừng phạt sẽ làm cho tình hình ngày càng nóng lên, gây áp lực rất lớn lên Tehran, trong đó có cả các lực lượng vũ trang khác của Iran dẫn đến các quyết định xấu cho an ninh quốc gia của cả đôi bên, điển hình là vụ việc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đã quyết định tái khởi động các cuộc tấn công.

Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran

Dù là bất cứ tổ chức nào thực hiện vụ tấn công hai tầu chở dầu vừa qua, thì tình hình căng thẳng sẽ tiếp tục leo thang giữa các bên.

Vậy, liệu Mỹ có tìm cách thực hiện một số biện pháp trừng phạt quân sự hay không? Quan điểm của các đồng minh của Mỹ trong khu vực vùng Vịnh và các đồng minh khác là gì? Hậu quả của hành động quân sự sẽ như thế nào?

Thời điểm nguy hiểm

Có những mối nguy hiểm tiềm tàng nếu Iran phát động một cuộc “chiến tranh lai ghép”, thực hiện các cuộc tấn công lẻ tẻ và phân tán rộng nhắm vào các tầu vận chuyển, đẩy giá dầu và phí bảo hiểm lên cao và cố tình khiêu khích các đòn trừng phạt của Mỹ. Đấy sẽ là triển vọng không mấy sáng sủa cho bức tranh kinh tế, chính trị và an ninh toàn cầu.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, không ai nghĩ, Iran hoặc Mỹ thực sự muốn một cuộc xung đột toàn diện.

Đối với người Mỹ, mặc dù có sức mạnh quân sự thì một cuộc chiến trên không hay trên biển chống lại Iran cũng sẽ là bước đi mạo hiểm. Tổng thống Donald Trump, dù đôi khi có những lời hùng biện hiếu chiến, nhưng ở thời điểm này đang tỏ ra miễn cưỡng và thận trọng khi triển khai các hoạt động quân sự của quân đội Mỹ ở ở nước ngoài.

Sẽ không gì nguy hiểm bằng nhưng cuộc chiến tranh không định trước.

Bất kể nguyên nhân của các cuộc tấn công tàu chở dầu là gì, Tehran và Washington đang phát tín hiệu cho nhau , nhưng thông điệp hai bên nhận lại không như mong muốn.

Giả như, Iran, thấy được sự tăng cường lực lượng quân sự của Mỹ có mục đích mờ ám và là nỗ lực hăm dọa cái mà họ coi là sân sau của chính mình thì đương nhiên, điều đó là không thể chấp nhận.

Hoặc giả như Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran hiểu sai các thông điệp đưa ra, giả như họ tin rằng họ có quyền tự do khẳng định mình trên vùng lãnh hải của Vùng Vịnh hơn người Mỹ, thì liệu có được chấp nhận?

Nói cách khác, thay vì những gì họ có thể thấy được, liệu họ có đang hoang mang trước các hành động của Washington và các đồng minh?

Đây là một công thức cho sự xung đột, có chủ đích hoặc không. Và đó là những thời điểm nguy hiểm.

Trước những lời cáo buộc của Mỹ, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Anh đã đưa ra tuyên bố Chính phủ Anh "rất đồng ý với nhận định của Mỹ".

Nhưng Mỹ cần cân nhắc từng hành động trước khi đưa ra được những bằng chứng rõ ràng và thuyết phục bởi nếu thất bại trong vụ việc này, chính quyền của ông Trump đối mặt với nguy cơ gây thêm phương hại cho các mối quan hệ vốn đang “rệu rã” của Washington với một số nước đồng minh thân cận.