- Tăng cường hợp tác quản lý nguồn nước khu vực Mekong - Lan Thương
- Hợp tác là động lực quan trọng đối với phát triển bền vững ở tiểu vùng Mekong
- Vỡ đập thủy điện tại Lào: Tìm thấy 28 thi thể, còn hàng trăm người mất tích
![]() |
Một đoạn sông Mekong giáp giữa Thái Lan và Lào nhìn từ tỉnh Nong Khai, Thái Lan |
Dự án Giám sát Đập Mekong, do Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ một phần, sử dụng dữ liệu từ các vệ tinh xuyên để theo dõi mức độ của các đập ở Trung Quốc và các nước khác trên sông này.
Mekong - con sông dài 4.350 km, được gọi là Lancang ở Trung Quốc và chảy về phía Nam qua Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, đã trở thành tâm điểm cạnh tranh về nguồn nước trong những năm gần đây.
Bắc Kinh đã bác bỏ nghiên cứu của Mỹ nói rằng các con đập của Trung Quốc đã giữ nước gây bất lợi cho các quốc gia hạ nguồn, nơi 60 triệu người sống dựa vào nghề đánh cá và canh tác.
“Hệ thống giám sát cung cấp bằng chứng cho thấy 11 đập trên dòng chính của Trung Quốc được tổ chức và vận hành một cách tinh vi nhằm tối đa hóa sản lượng thủy điện để bán cho các tỉnh phía Đông của Trung Quốc mà không cần quan tâm đến các tác động hạ lưu”, ông Brian Eyler thuộc Trung tâm Stimson có trụ sở tại Washington, một tổ chức tư vấn toàn cầu về vận hành đồng hồ đo nước ảo, cho biết.
Trước đó, Trung Quốc đã chỉ trích các nghiên cứu, trong đó có một nghiên cứu của Eyes on Earth, cũng thuộc dự án Giám sát đập Mekong, chỉ ra rằng, nguồn nước đã bị giữ lại vào năm 2019 khi các nước khác chịu hạn hán nghiêm trọng. Bắc Kinh vẫn khẳng định việc tích trữ nước trong các hồ chứa trong mùa lũ đã giúp ngăn ngừa lũ lụt và hạn hán ở hạ lưu.