Mỹ chỉ trích, yêu cầu Thủ tướng Iraq Maliki từ chức

ANTĐ - Tổng thống Brack Obama đang chịu áp lực trước các nhà lập pháp Mỹ về việc thuyết phục Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki từ chức, sau sự thất bại về vai trò lãnh đạo Iraq đối mặt với cuộc xung đột trong nước.

Ông Obama đã tổ chức một cuộc họp kéo dài một giờ với lãnh đạo Quốc hội Mỹ, về các lựa chọn dành cho Iraq. Các quan chức chính quyền đã đồng loạt chỉ trích Thủ tướng Iraq Maliki, vì cho rằng ông này đã không chữa lành những rạn nứt phe phái mà các chiến binh nổi dậy gây ra.

Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki 

Người đứng đầu quân đội Mỹ, Joint Chiefs nói trong buổi điều trần trước Quốc hội rằng lãnh đạo chính phủ người Shiite, ông Maliki đã yêu cầu lực lượng không quân Mỹ giúp đỡ để chống lại các chiến binh Sunni đang nắm giữ và tàn phá miền bắc Iraq. Tuy nhiên, quân đội Hoa Kỳ đã không vội vàng khởi động các cuộc không kích ở Iraq, với lý do cần phải làm rõ tình huống hỗn loạn trên mặt đất và có trách nhiệm với những lựa chọn đưa ra.

Thủ tướng Maliki đến nay cho thấy ít có sẵn sàng để tạo ra một chính quyền toàn diện. Chính quyền Obama không công khai tìm cách lật đổ Maliki, nhưng bày tỏ dấu hiệu của sự thất vọng về lãnh đạo Iraq. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain, nói tại Thượng viện, kêu gọi việc sử dụng không lực Mỹ trong cuộc không kích Iraq, nhưng cũng kêu gọi Obama làm cho Maliki hiểu rằng thời gian của ông ta đã hết.

"Chính phủ hiện tại ở Iraq đã không bao giờ thực hiện được các cam kết là mang lại một chính phủ thống nhất cho người Sunni, người Kurd và người Shia", Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel nói với buổi điều trần của Quốc hội.

Phát ngôn viên Nhà trắng Jay Carney cho biết, ông Maliki đã không đủ năng lực để quản lý toàn diện và đã góp phần vào tình hình của cuộc khủng hoảng hiện nay tại Iraq".

Ông Obama cũng thông báo với các nhà lập pháp về những nỗ lực của các nhà lãnh đạo Iraq, về chương trình nghị sự hòa giải giữa các bè phái và xem xét tùy chọn để hỗ trợ tăng cường an ninh và tìm kiếm quan điểm của họ, Nhà trắng cho biết.

Tổng thống Obama đã có cuộc trao đổi với các nhà lãnh đạo cấp cao tại Nhà trắng 

Một quan chức cấp cao sau đó cho biết ông Obama đã không đặt ra một quá trình hành động cụ thể tại cuộc họp và vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng. Đồng thời, chính quyền Obama đã bắt đầu tư vấn Quốc hội về kế hoạch chuyển hướng một số tài trợ thông minh hiện nay để tài trợ cho các hoạt động mở rộng của Mỹ tại Iraq.

Mỹ đang yêu cầu chính phủ Iraq phải thực hiện các bước hòa giải phe phái, trước khi ông Obama quyết định về bất kỳ hành động quân sự chống lại các cuộc nổi dậy do lực lượng Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant gây ra.

Tổng thống Obama đang tiếp tục phải suy xét về những gì cần phải hành động. Một số lãnh đạo của Đảng Dân chủ Mỹ đã phản đối bất kỳ hành động quân sự nào có thể kéo Mỹ trở lại cuộc xung đột Iraq. Điều này khiến tổng thống Obama lo lắng về một nguy cơ tiềm ẩn đối với lợi ích của nước Mỹ.

Nhà lãnh đạo Thượng viện Cộng hòa Mitch McConnell cho biết sau cuộc họp với Tổng thống Obama rằng, các hoạt động của Isil tại Iraq và Syria đại diện cho một mối đe dọa nghiêm trọng đối với lợi ích của Mỹ: "Thật không may, lực lượng an ninh Iraq hiện nay ít có khả năng hơn khi tổng thống rút toàn bộ lực lượng vào cuối năm 2011”.

Nhiều sự chú ý đã tập trung vào việc có thể sử dụng máy bay quân sự hoặc máy bay không người lái trong cuộc không kích vào Iraq, nhưng các quan chức Mỹ đã bày tỏ lo ngại về nguy cơ đánh sai mục tiêu và gây thương vong cho dân thường.

Lựa chọn đang được xem xét bao gồm bước đào tạo lực lượng Iraq cùng với lực lượng đặc biệt của Mỹ, phân phối nhanh vũ khí và tăng cường chia sẻ thông tin tình báo.