- Tạm giữ lái xe vi phạm nồng độ cồn đốt cháy 4 xe máy tại chốt Cảnh sát giao thông
- Kiểm tra đột xuất nồng độ cồn, ma túy các ‘bác tài’ tại bến xe Giáp Bát
Mới đây, Phòng CSGT Công an tỉnh Kon Tum đã lập biên bản vi phạm và tạm giữ phương tiện đối với một trường hợp cung cấp dịch vụ lái xe hộ do vi phạm nồng độ cồn.
Tại thời điểm kiểm tra, phát hiện anh L.C.Q (36 tuổi, trú tại TP Kon Tum) điều khiển chiếc xe mô tô mang BKS 82B1- 458.XX vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,028 mg/L khí thở. Tổ công tác đã tiến hành lập biên bản vi phạm và tạm giữ phương tiện để xử lý theo quy định. Tuy vậy, anh Q không phải là chủ chiếc xe mô tô mà chỉ người cung cấp dịch vụ lái xe hộ trên địa bàn.
Sau vụ việc này, điều được nhiều người quan tâm là nếu tài xế cung cấp dịch vụ lái xe hộ đang điều khiển xe của khách hàng mà vi phạm nồng độ cồn thì tạm giữ phương tiện của ai?
Theo quy định hiện hành, tạm giữ xe là một trong các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.
Anh L.C.Q cung cấp dịch vụ lái xe hộ nhưng lại vi phạm nồng độ cồn 0,028 mg/L khí thở |
Việc điều khiển phương tiện mà trong cơ thể có nồng độ cồn là hành vi vô cùng nguy hiểm, có khả năng cao gây tai nạn giao thông nên tài xế vi phạm về nồng độ cồn sẽ bị tạm giữ xe để hạn chế gây hậu quả nghiêm trọng cho người và các phương tiện tham gia giao thông khác - luật sư Lê Hồng Vân – Đoàn luật sư Hà Nội cho biết.
Theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP, để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, CSGT được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt đối với với một số hành vi vi phạm, trong đó có có lỗi về nồng độ cồn.
Với quy định này, người tham gia giao thông bằng các phương tiện là ô tô, xe máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng hay xe đạp đều có thể bị CSGT tạm giữ xe vì lỗi vi phạm nồng độ cồn.
Việc tạm giữ xe do vi phạm nồng độ cồn được thực hiện theo quy định chung về tạm giữ phương tiện tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó, thời hạn tạm giữ xe vi phạm nồng độ cồn là không quá 7 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn này được tính từ thời điểm phương tiện bị tạm giữ thực tế. Bên cạnh đó, thời hạn tạm giữ xe có thể bị kéo dài hơn trong các trường hợp đặc biệt.
Căn cứ các quy định trên, nếu tài xế cung cấp dịch vụ lái xe hộ đang điều khiển xe máy hoặc xe ô tô của khách mà vi phạm nồng độ cồn thì lực lượng CSGT sẽ xử phạt tài xế và tạm giữ phương tiện mà người này đang điều khiển nhằm đình chỉ ngay việc điều khiển xe tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông cao.
Do đó, để hạn chế trường hợp bị tạm giữ phương tiện, khách hàng khi thuê dịch vụ lái xe hộ cần lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ có uy tín, yêu cầu thực hiện nghiêm các quy định đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, tránh ‘gửi trứng cho ác’ - luật sư Hồng Vân khuyến cáo.