- Nga - Trung Quốc: Cùng có lợi, nhưng thiếu bền vững
- Bắc Kinh “khó chịu” vì Mỹ thường xuyên xuất hiện gần không phận Trung Quốc
- Báo Đức: Du lịch đã được chính quyền Bắc Kinh sử dụng như một công cụ chính trị
Đoàn tàu Yixinou đã rời trung tâm công nghiệp Yiwu, nằm cách thành phố Thượng Hải khoảng 320 km, vào hôm 18-11 để đến Madrid, Tây Ban Nha vào tháng 12, sau khi băng qua các quốc gia Kazakhstan, Nga, Belarus, Ba Lan, Đức và Pháp.
Tuyến đường sắt mới được đưa vào sử dụng này dài hơn 720 km so với tuyến Moscow-Vladivostok nổi tiếng. Tuy nhiên, không như đường sắt của Nga, hàng hoá trên tàu Yixinou phải được đóng gói lại ở 3 trạm kiểm soát trong suốt hành trình của mình, do những tiêu chuẩn khác nhau ở từng nước mà nó chạy qua.
Tuyến đường sắt này sẽ đi qua các nước Kazakhstan, Nga, Belarus, Ba Lan, Đức và Pháp
Trung Quốc luôn muốn nối Yiwu, trung tâm bán buôn hàng hoá tiêu dùng lớn nhất thế giới, với thị trường châu Âu bằng đường sắt. Theo Uỷ ban châu Âu, Trung Quốc là nguồn nhập khẩu lớn nhất của EU. Hiện 2 phía có sản lượng thương mại hơn 1 tỉ USD/ngày.
Tân Hoa Xã cho biết, Trung Quốc sẽ bớt phụ thuộc vào vận chuyển đường biển và hàng không sau khi tuyến đường sắt mới được xây dựng. Ngoài ra, đường sắt được cho là phương tiện nhanh hơn đường biển và rẻ hơn nhiều so với đường hàng không.
Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình đã tỏ ra vô cùng lạc quan về tương lai kết nối bằng đường sắt giữa Trung Quốc và châu Âu, khi Thủ tướng Tây Ban Nha, Mariano Rajov có chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng trước.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng chính quyền Bắc Kinh nên trợ giá cho đường sắt này, do chi phí vận chuyển trên tuyến đường Yiwu-Madrid đang có giá cao hơn 20% so với việc sử dụng đường biển.
Huang Qifan, thị trưởng thành phố Chongqing, một trung tâm công nghiệp lớn khác của Trung Quốc, điểm bắt đầu của tuyến đường Chongqing-Duisburg, một phần của “con đường tơ lụa” mở rộng, tin rằng vận chuyển đường sắt sẽ không thể có lãi nếu giá mỗi kiện hàng/km không giảm.