Iraq đối mặt với nguy cơ thiếu nước sạch và dịch vụ 

(ANTĐ) - Hôm qua, Hôi Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC) cho biết 5 năm sau khi cuộc chiến do Mỹ phát động, hàng triệu người Iraq vẫn phải sống trong tình cảnh không có nước sạch và dịch vụ y tế.

Iraq đối mặt với nguy cơ thiếu nước sạch và dịch vụ 

(ANTĐ) - Hôm qua, Hôi Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC) cho biết 5 năm sau khi cuộc chiến do Mỹ phát động, hàng triệu người Iraq vẫn phải sống trong tình cảnh không có nước sạch và dịch vụ y tế.

Trong một bản báo cáo về tình trạng của Iraq sau 5 năm kể từ ngày cuộc chiến bắt đầu, ICRC cho biết các bệnh việc của Iraq không đủ giường, thuốc men và nhân viên y tế. Nhiều vùng của đất nước Iraq với 27 triệu dân không có nước sạch và các thiết bị vệ sinh. Tình trạng thiếu nước sạch đã buộc nhiều gia đình phải trích ít nhất 1/3 trong khoản thu nhập hàng tháng 150 đô la để mua nước uống.

“5 năm sau khi cuộc chiến nổ ra, vấn đề nhân đạo ở hầu khắp đất nước Iraq vẫn trong tình trạng tồi tệ nhất trên thế giới. Hệ thống chăm sóc sức khỏe trong tình trạng tồi tệ hơn bất cứ khi nào”, bản báo cáo của ICRC viết.

Hàng triệu người Iraq vẫn phải sống trong tình cảnh khốn khó
Hàng triệu người Iraq vẫn phải sống trong tình cảnh khốn khó 

Hàng nghìn người Iraq đã biến mất kể từ khi cuộc chiến bắt đầu. Với cáo buộc Iraq đang che dấu các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, tháng 3/2003 Mỹ đã phát động cuộc chiến chống lại Iraq. Tuy nhiên, 5 năm sau cuộc chiến, quân đội Mỹ vẫn chưa tìm thấy bất cứ một kho vũ khí nào như vậy.

“Nhiều người thiệt mạng trong các vụ bạo lực sẽ không bao giờ có thể xác định chính xác được bởi vì chỉ một phần nhỏ các thi thể được giao cho các cơ quan thuộc chính phủ Iraq”, ICRC nhấn mạnh.

ICRC đã trao cho các cơ quan y tế và pháp luật những thiết bị giúp xác định mẫu AND và đối chiếu với thân nhân của những gia đình đang tìm kiếm người thân.

Tình trạng bạo lực ở Iraq đã giảm 60% kể từ tháng 6/2007 nhưng tư lệnh Mỹ tại Iraq, tướng David Petraeus cho rằng bạo lực có thể bùng phát bất cứ lúc nào nếu như các biện pháp an ninh không được tăng cường.

Theo ICRC, hàng chục nghìn người hầu hết là đàn ông đang bị giam giữ tại nhà tù Camp Bucca ở miền Nam, gần Basra. Đây là nhà tù lớn nhất ở Iraq do quân đội Mỹ kiểm soát.

Hiện ICRC đang triển khai 600 nhân viên ở Iraq với ngân sách hàng năm lên đến 107 triệu đô la Mỹ. Đây là chiến dịch nhân đạo lớn nhất trên toàn thế giới của ICRC.

Liên Thanh

Theo reuters