- [Infographic] Xe tăng T-59D từ bản sao của T-54 đến ngôi sao trong phim Chiến Lang 2
- [Infographic] Khám phá vận tải cơ cánh quạt to nhất thế giới, kỳ quan quân sự của Nga
- Mãn nhãn xem siêu tăng T-90 thi thố đầy sống động
Xe tăng Pokpung-ho IV Triều Tiên được trang bị dàn hỏa lực cực mạnh, ngoài những vũ khí tiêu chuẩn, xe còn được trang bị các tên lửa chống xe tăng và máy bay. Mới đây Mỹ cũng đã làm điều tương tự khi trang bị các loại tên lửa chống xe tăng và máy bay cho xe thiết giáp Stryker MSL
![]() |
Xe tăng Pokpung-ho IV |
Xe tăng của Triều Tiên trang bị tên lửa AT-5 Spandrel cho nhiệm vụ diệt xe tăng đối phương, còn xe bọc thép Mỹ dùng tên lửa AGM-114 Longbow Hellfire. Về phòng vệ, xe tăng Triều Tiên được trang bị tên lửa phòng không tầm thấp SA-16 trong khi đó xe thiết giáp của Mỹ trang bị tên lửa AIM-9X Sidewinder.
Điểm khác biệt giữa hai loại xe này là cơ chế bắn: Xạ thủ xe bọc thép Mỹ có thể khai hỏa hệ thống tên lửa từ bên trong xe, thì xạ thủ xe tăng Triều Tiên buộc phải lộ thiên nếu muốn khai hỏa tên lửa. Điều này khiến cho xạ thủ trở thành bia ngắm bắn cho đối phương.
![]() |
Xe bọc thép Stryke MSL của Mỹ |
Ngoài ra việc trang bị các tên lửa diệt xe tăng và máy bay cho các dòng xe thiết giáp bánh lốp có tính thực chiến cao hơn là trang bị chúng trên xe tăng. Xe bọc thép bánh lốp có độ cơ động cao hơn, tốc độ xe trên 100km/h trong khi xe tăng chỉ là 60km/h. Việc tấn công rồi cơ động lẩn trốn sự phản công được coi là yếu tố sống còn trên chiến trường. Chính từ những yếu tố này khiến xe bọc thép của Mỹ được các chuyên gia đánh giá cao trong khi xe tăng Triều Tiên lại bị coi là không hiệu quả.
![]() |
Xe tăng Pokpung-ho IV |