- Siêu tàu sân bay của Anh vừa vào biên chế, cán cân quân sự Châu Âu sẽ thay đổi?
- [Infographic] 'Lửa từ hỏa ngục AGM-114' cơn ác mộng của xe tăng do Liên Xô sản xuất
- [Infographic] Cận chiến, Su-35S của Nga khiến F-22 Mỹ bại trận?
Vào tháng trước, có thông tin nhóm Houthis đã bắn một quả tên lửa Scud từ thời kỳ Liên Xô vào sân bay Riyadh và bị hạ bởi loạt 5 tên lửa đánh chặn Patriot của Mỹ, do quân đội Saudi Arabia sở hữu.
Khi biết kết quả, Tổng thống Mỹ Donald Trump còn hào hứng: "Hệ thống của chúng ta đã bắn rơi quả tên lửa, chứng tỏ nó tốt thế nào. Không một ai có thể làm những gì chúng ta làm và bây giờ, Mỹ bán nó trên khắp thế giới".
![]() |
Hệ thống phòng không Patriot của Mỹ khai hỏa |
![]() |
Tên lửa Scud do Liên Xô nghiên cứu và chế tạo |
Các quan chức Saudi Arabia nói các mảnh vỡ được tìm thấy là của tên lửa Burqan-2 (Scud) cho thấy vụ đánh chặn đã thành công. Nhưng khi phân tích kỹ các mảnh vỡ tên lửa thì thấy phần đầu đạn tên lửa đã biến mất. Như vậy không loại trừ quả tên lửa Scud có thể đã tránh được vụ đánh chặn của Saudi Arabia. Về nguyên lý, tên lửa Scud phải bay qua một quãng đường gần 1.000km, được thiết kế để có thể tách thành 2 phần khi gần đến mục tiêu. Phần chứa động cơ đẩy giúp tên lửa bay gần hết quỹ đạo sẽ tách ra và rơi xuống. Phần đầu đạn nhỏ hơn và khó nhắm trúng nhất sẽ tiếp tục bay tới mục tiêu.
Như vậy rất có thể Saudi Arabia đã bắn trượt tên lửa Scud, hoặc chỉ nhắm trúng phần đuôi rơi xuống sau khi tên lửa đã chia tách.
Patriot vẫn được đánh giá là một trong những hệ thống phòng không mạnh nhất thế giới, cho tới hiện tại đây cũng là hệ thống tên lửa phòng không thế hệ thứ 3 đầu tiên đi vào thực chiến.
Dẫu trong cuộc Chiến tranh Vùng vịnh, Mỹ đã sử dụng hệ thống này bắn hạ thành công một số tên lửa Scud, nhưng giờ đây giới quan sát nghi ngờ về số liệu do Mỹ công bố và có thể Patriot không mạnh như công bố.
![]() |