- Siêu tên lửa hạt nhân có tốc độ kinh hoàng của Mỹ đánh bại mọi hệ thống đánh chặn
- Khám phá siêu tàu ngầm hạt nhân lớn hơn cả tàu sân bay của Liên Xô
- USS Ohio, siêu tàu ngầm hạt nhân có thể "thổi bay" cả một lục địa
Nguyên mẫu đầu tiên của "Model 351" - Chiếc siêu máy bay hai thân khổng lồ với biệt danh "Roc" đang được xây dựng cho chương trình Stratolaunch, với mục đích cung cấp nền tảng để từ đó có thể tiến hành các hoạt động phóng tên lửa vũ trụ từ trên không. Đây là chương trình đầy tham vọng của Mỹ, với việc sử dụng các máy bay khổng lồ để phóng tên lửa vũ trụ sẽ giảm chi phí rất nhiều so với việc sử dụng bệ phóng thông thường.
CNN cho biết phi cơ khổng lồ trong chương trình Stratolaunc, đứa con tinh thần của Paul Allen, nhà đồng sáng lập tập đoàn Microsoft, vừa được lăn bánh khỏi nhà máy Hàng không và Không gian Mojave ở California vào ngày 31/5. Máy bay sẽ thử nghiệm nhiên liệu trên mặt đất, bước đầu tiên trong nhiều cuộc thử nghiệm trước khi cất cánh.
![]() |
Siêu máy bay khổng lồ của Mỹ vừa ra mắt |
Siêu máy bay khổng lồ trong chương trình Stratolaunc được chế tạo để mang vệ tinh lên quỹ đạo thấp bên ngoài không gian. Máy bay có sải cánh tới 117 m, cao hơn 15 m và có thể chở theo tới 226,7 tấn hàng hóa. Stratolaunc có thiết kế khí động học độc đáo với 2 thân máy bay kết nối với nhau.
Paul Allen, chủ sở hữu của NBA's Portland Trail Blazers và the NFL's Seattle Seahawks đã viết về mong muốn đưa vệ tinh lên quỹ đạo thấp với chi phí phải chăng: “Với phương thức hoạt động giống như máy bay, phương tiện mang phóng của chúng tôi có thể tái sử dụng nhiều lần, giảm đáng kể thời gian chờ đợi từ lúc chế tạo vệ tinh cho đến tìm thời gian phóng thích hợp bằng tên lửa đẩy truyền thống”, máy bay của chương trình Stratolaunc mang theo vệ tinh sẽ cất cánh như máy bay thông thường, khi đạt độ cao nhất định, vệ tinh sẽ được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa, sau đó máy bay sẽ quay về hạ cánh ở sân bay, tái nạp nhiên liệu để chuẩn bị cho sứ mệnh tiếp theo.
Cùng xem thông số chi tiết của loại siêu máy bay khổng lồ cực dị này qua infographic dưới đây.
![]() |