[Info] Không mua được F-35, phải mua Su-35 Nga, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải "ngậm bồ hòn làm ngọt"?

ANTD.VN - Nếu bắt buộc phải mua Su-35 thay vì mua F-35, chắc chắn rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải "ngậm bồ hòn làm ngọt", xét một cách toàn diện Su-35 dù rất mạnh, nhưng chúng vẫn không phải là máy bay đồng hạng với F-35, chưa kể giá thành cũng đắt đỏ hơn.

Chuyên gia phân tích quân sự Viktor Litovkin của Nga cho rằng nếu Mỹ không chuyển giao các máy bay F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara chắc chắn sẽ tìm mua Su-35 của Nga để thay thế. Ông Litovkin nhận định nếu khả năng này xảy ra, Mỹ sẽ đánh mất thị trường vũ khí Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy vậy giới quan sát lại cho rằng trong thương vụ này, người thiệt hại nhiều nhất vẫn sẽ là Ankara. 

Hiện nay, Washington đang tìm cách gây sức ép buộc Thổ Nhĩ Kỳ hủy thương vụ mua các hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 từ Nga. Thượng viện Mỹ đang xem xét một dự thảo kêu gọi cấm chuyển giao 100 chiếc F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ, trừ khi Ankara cam kết không mua vũ khí từ Nga. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ bảo vệ mạnh mẽ quyền mua vũ khí từ bất kỳ đối tác nào và nhiều lần khẳng định nước này sẽ tuân thủ hợp đồng mua các hệ thống S-400.

Máy bay Su-35 của Nga

Máy bay Su-35 của Nga

Công bằng mà nói Su-35 Nga không phải là chiến đấu cơ tồi, nó là một trong những chiến đấu cơ mạnh nhất trong gia đình chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 trên thế giới. Nhưng dù sao chúng vẫn chỉ là chiến đấu cơ thế hệ thứ 4, không thể sánh ngang với chiến đấu cơ thế hệ thứ 5.

Những chiếc F-35 đã chứng minh năng lực của mình ngay cả trong thử nghiệm, chúng đã chiến thắng các chiến đấu cơ đồng hạng của Su-35 như Rafale (Pháp), Typhoon (Châu Âu) và F-15E (Mỹ) với tỷ số không tưởng lên tới 14-1. Ngoài ra chính Israel đã cho những chiếc F-35I thực chiến tại Syria và đạt hiệu suất cao khi chúng dễ dàng vượt qua lưới lửa phòng không và hệ thống radar cảnh cáo trùng điệp của các quốc gia tham chiến tại đây để phá hủy các căn cứ quân sự của cả Iran lẫn Syria.

Ở chế độ không tàng hình chúng có khả năng mang tới 10,5 tấn vũ khí thay vì chỉ 8 tấn như Su-35. Mặt khác dù Su-35 ưu thế hơn hẳn về chế độ cơ động, nhưng thời của các cuộc không chiến quần vòng đã đi qua, ngày nay yếu tố tấn công tầm xa và khả năng ẩn mình trước radar đối phương mới là tính quyết định trong chiến đấu. Về yếu tố này thì Su-35 hoàn toàn không thể so sánh với F-35. Độ bộ lộc radar của F-35 là 0,001m2, trong khi của Su-35 lên tới hơn 1m2. Như vậy các chiến đấu cơ do Nga sản xuất sẽ dễ dàng bị phát hiện từ rất xa.

Điểm nữa là giá thành của F-35 đang về mức 80 triệu USD vào năm 2020, trong khi giá bán của Su-35 cho khách hàng đang dao động trên dưới 110 triệu USD/chiếc. Nếu buộc phải chọn Su-35 chắc chắn Ankara sẽ phải "ngậm bồ hòn làm ngọt". Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đang có những bất đồng sâu sắc sâu khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng Mỹ đang tìm cách can thiệp vào chính trị nước này, mặt khác những bất đồng về người Kurd tại biên giới nước này với Syria cũng là những yếu tốt khiến cho Ankara ngả về phía Nga như một quân bài để đặt lên bàn cân với Mỹ. Ngoại trừ trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ mua máy bay Su-57, còn nếu việc phải mua Su-35 sẽ là bước đi "cực chẳng đã" của nước này.

Sukhoi Su-35S (NATO định danh: Flanker-E) là tiêm kích chiếm ưu thế trên không hàng đầu của Nga hiện nay, đại diện cho đỉnh cao của dòng tiêm kích thế hệ 4. Nó sẽ giữ vững vị trí này tới khi Nga hoàn tất dự án tiêm kích thế hệ 5 mang tên PAK-FA. Ngoài khả năng cơ động vượt trội, Su-35 còn có nhiều hệ thống điện tử và vũ khí ngang ngửa tiêm kích tối tân thế hệ thứ 4 mạnh nhất của phương Tây.