- [Info] Trực thăng không người lái - "Chim lửa" MQ-8C đình cao của Mỹ chính thức ra mắt
- [Info] Vịnh Ba Tư "nóng sốt" khi khu trục hạm cực mạnh của NATO xuất trận
- [Info] "Chiến binh gác trời" của Mỹ vừa bốc cháy trên không
![]() |
Hình ảnh các máy bay quân sự Nga tại Syria |
![]() |
Hình ảnh chiếc MiG-21-97 hiện rõ trong khu căn cứ quân sự Nga |
"Cánh én bạc" MiG-21 từng làm nên tên tuổi lẫy lừng khiến phi công Mỹ khiếp đảm, nhưng đó là chuyện của nửa thế kỷ về trước, hiện nay đa phần MiG-21 đã bị loại biên và trở về viện bảo tàng hoặc và bãi tháo dỡ. Tuy vậy nhằm tiếp tục đưa dòng máy bay huyền thoại này có thể tung cánh chiến đấu trên bầu trời, Nga đã đưa ra các gói nâng cấp, đáng chú ý nhất là phiên bản MiG-21-97 với nhiều cải tiến đáng giá.
MiG-21-97 thay thế hệ thống radar điều khiển hỏa lực cũ kỹ RP-21MA/RP-22 bằng radar điều khiển hỏa lực đa chế độ Kopyo có thể phát hiện mục tiêu đường không có diện tích phản hồi radar (RCS) 5m2 ở cách 80km ở bán cầu trước (phía trước máy bay) hoặc 50km ở bán cầu sau (phía sau máy bay), trong khi có thể đồng thời theo dõi 10 mục tiêu và dẫn hướng tên lửa tấn công cùng lúc 2 mục tiêu.
Trong chế độ không đối đất, radar Kopyo trên MiG-21 Bison có thể phát hiện mục tiêu xe thiết giáp ở cự ly 25km hoặc cầu đường ở cách 100km trong khi theo dõi 2 mục tiêu. Đặc biệt, loại radar này có thể hoạt động đối hải với khả năng phát hiện tàu thuyền cỡ nhỏ ở cách 80km hoặc mục tiêu kích cỡ tương đương khu trục hạm cách 150km. Với việc thay thế radar cho phép MiG-21 Bison mang được tên lửa không đối không thế hệ mới như R-27, R-73 hay cả loại tên lửa tấn công ngoài tầm nhìn R-77.
Thay đổi lớn thứ hai là việc thay động cơ Tumansky R-25-300 bằng động cơ Klimov RD-33 vốn trang bị trên chiến đấu cơ MiG-29/35 giúp những chiếc MiG-21-87 có khả năng cơ động tốt hơn, mang tải trọng vũ khí lớn hơn.
Cùng xem thông số chi tiết MiG-21-97 qua infographic dưới đây.
![]() |
MiG 21-97 |