- Cận cảnh núi lửa Merapi phun trào
- Núi lửa phun trào trên hòn đảo mới hình thành ở Nhật Bản
- Vẻ đẹp hùng vĩ của hồ núi lửa lớn nhất thế giới
Núi lửa Merapi phun trào cột tro bụi cao hơn 3.000 m lên bầu trời |
Một quan chức cứu hộ cho biết, 3 người được tìm thấy còn sống và 12 người leo núi vẫn mất tích. Các nỗ lực cứu hộ đang được tiến hành.
Một ngày sau vụ núi lửa phun trào, ông Abdul Malik, người đứng đầu Cơ quan Tìm kiếm và Cứu nạn Padang, nói: “Có 26 người chưa được sơ tán, chúng tôi đã tìm thấy 14 người trong số họ, 3 người còn sống và 11 người đã chết”.
Núi lửa Merapi đã phun trào vào ngày 3-12, khiến những người leo núi mắc kẹt và bị thương, đồng thời tro bụi núi lửa lan rộng ra một số ngôi làng.
Ahmad Rifandi, 1 quan chức của Trung tâm giảm thiểu nguy cơ địa chất và núi lửa Indonesia, cho biết 2 tuyến đường leo núi đã bị đóng cửa sau vụ phun trào và người dân sống trên sườn núi Merapi được khuyên nên ở cách miệng núi lửa 3km vì có thể có dung nham.
Tuy nhiên, khoảng 75 nhà leo núi đã bắt đầu hành trình leo lên ngọn núi cao gần 2.900m này vào ngày 2-12. Ông Hari Agustian, 1 quan chức của Cơ quan Tìm kiếm và Cứu nạn địa phương ở Padang, thủ phủ tỉnh Tây Sumatra, nói rằng hơn 160 nhân viên, bao gồm cảnh sát và binh lính, đã được triển khai để tìm kiếm họ.
Ông Agustian cho biết 8 trong số những người được giải cứu đã được đưa đến bệnh viện trong tình trạng bỏng và 1 người bị gãy chân tay.
Cơ quan bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Tây Sumatra cho hay, các đội cứu hộ đã làm việc suốt đêm để hỗ trợ đưa những người leo núi xuống nơi an toàn.
Núi lửa Merapi đã phun trào cột tro bụi cao hơn 3.000 m lên bầu trời. Người phát ngôn Cơ quan quản lý thiên tai quốc gia Indonesia Abdul Muhari cho biết, tro bụi phủ kín một số ngôi làng và che khuất ánh sáng mặt trời. Ông Muhari nói rằng, chính quyền đã phát khẩu trang và kêu gọi người dân đeo kính để bảo vệ họ khỏi tro bụi núi lửa.
Núi lửa Merapi hoạt động kể từ vụ phun trào hồi tháng 1-2023 và không gây thương vong về người. Đây là 1 trong số hơn 120 ngọn núi lửa đang hoạt động ở Indonesia, vốn dễ bị biến động địa chấn do nằm trên “Vành đai lửa” Thái Bình Dương.