- Kon Tum liên tiếp xảy ra hơn 60 trận động đất trong 4 ngày qua
- Bất cẩn khi băng qua đường sắt, người đàn ông bị tàu hỏa tông tử vong
- Chấn chỉnh nhà thầu thi công sau vụ máy xúc đi lên đường ray va chạm với tàu hỏa
Tuy nhiên, lãnh đạo Công ty này khẳng định, hai sự cố tàu bị trật bánh trên không liên quan đến rung chấn động đất.
Theo lãnh đạo Công ty CP Đường sắt Bình Trị Thiên, sau khi xảy ra các sự cố, các đơn vị chức năng huy động lực lượng khẩn trương khắc phục nhằm để sớm thông tuyến; đồng thời, tiến hành kiểm tra, phân tích đánh giá nguyên nhân sự cố. Đến nay, qua kiểm tra cơ sở hạ tầng đường sắt không phát hiện vấn đề bất thường.
Lãnh đạo Công ty CP Đường sắt Bình Trị Thiên cũng cho biết, để xác định nguyên nhân 2 sự cố tàu trật bánh trên, hiện nay một hội đồng gồm nhiều chuyên gia, đơn vị tiến hành khám nghiệm, phân tích, đánh giá theo quy định và quá trình này kéo dài khoảng 15-20 ngày mới có kết quả.
Vụ việc tàu SE11 bị trật bánh tại ga Lăng Cô- Huế vào ngày 28/7 vừa qua |
Trước đó, đoàn tàu SE11 gồm đầu máy và 12 toa xe di chuyển trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM theo hướng Bắc - Nam. Khoảng 14h04 ngày 28/7, tàu SE11 khi đến ga Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) tránh tàu SE4. Sau khi có đường và chạy đến ghi N10 thì tàu SE11 bị trật bánh 2 toa xe nằm vị trí thứ 10 và thứ 11 trong đoàn tàu.
Trong đó, toa thứ 10 bị trật bánh 4 trục và nghiêng 45 độ về phía bên trái theo hướng tàu chạy; toa thứ 11 bị trật bánh 4 trục. Điều độ lập tức phát lệnh phong tỏa khu gian Lăng Cô - Hải Vân Bắc lúc 14h23 và tổ chức cứu viện.
Sự cố tàu SE11 bị trật bánh 2 toa xe không gây thiệt hại về người. Các đơn vị ngành đường sắt và các bên liên quan đã tập trung nỗ lực khắc phục sự cố và đã sớm thông tuyến trở lại vào chiều tối cùng ngày.
Đến ngày 7/8, tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM đoạn qua huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) lại xảy ra sự cố tàu SE2 bị trật bánh.
Cụ thể, đoàn tàu SE2 gồm đầu máy và 14 toa xe, lưu thông trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM theo hướng Nam - Bắc. Khoảng 16h20 ngày 7/8, khi đến Km 720+950 khu gian Cầu Hai - Truồi (xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế), toa xe thứ 11 của đoàn tàu bị trật bánh 2 trục về bên phải theo hướng tàu chạy.
Ngay sau đó, các đơn vị chức năng nỗ lực khắc phục để sớm thông tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM đoạn qua khu gian cầu Hai - Truồi.
Theo đó, qua kiểm tra, các đơn vị chức năng đã cắt toa xe giáp với toa xe bị trật bánh và những toa phía sau toa xe bị trật bánh lại để đoàn tàu SE2 tiếp tục lưu thông.
Theo Công ty CP Đường sắt Bình Trị Thiên, toa xe bị trật bánh gần cuối đoàn tàu, một số toa phía sau toa xe bị trật bánh chủ yếu là toa công vụ... nên không phải trung chuyển hành khách, sự cố cơ bản không ảnh hưởng đến vận chuyển hành khách của đoàn tàu.
Tàu SE2 đã tiếp tục lưu thông qua khu gian Cầu Hai - Truồi vào 18h cùng ngày. Tiếp đó, toa thứ 11 bị trật bánh được đưa trở lại đường ray, sau đó toa xe này cùng 3 toa xe cuối của đoàn tàu SE2 đã được đầu máy kéo đến ga Truồi vào tối cùng ngày. Sự cố tàu SE2 bị trật bánh 1 toa xe này cũng không gây thiệt hại về người.
Đáng chú ý, ngày đoàn tàu SE11 xảy ra sự cố bị trật bánh 2 toa xe (28/7) ở Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế), tại tỉnh Kon Tum xảy ra nhiều trận động đất, trong đó có trận động đất lớn khiến nhiều nơi như Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế có thể cảm nhận được sự rung lắc.
Do đó, một số người đặt nghi vấn hai vụ tàu bị sự cố trật bánh liên tiếp chỉ trong 10 ngày khi di chuyển qua địa bàn huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) nói trên có phải do chịu sự ảnh hưởng ít nhiều của rung chấn động đất ở Kon Tum nói trên ảnh hưởng đến hạ tầng chạy tàu?