- Siêu thị ngừng bán tivi Asanzo, chấp nhận thu đổi sản phẩm khác
- Vì sao doanh nghiệp dễ dàng gắn mác "Made in Vietnam" cho sản phẩm nhập từ nước khác?
- Vụ Asanzo: Chưa có quy định thế nào là hàng hóa "Made in Vietnam"
Đây là nội dung được bà Nguyễn Thu Nhiễu, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Tổng cục Hải quan thông tin tại buổi họp báo về công tác đấu tranh chống gian lận xuất xứ hàng hóa của ngành Hải quan chiều 19/7.
Theo bà Nhiễu, liên quan tới vụ việc này, phía Cục Kiểm tra sau thông quan đã nhận được phản ánh từ báo chí về 25 doanh nghiệp và từ phía Bộ Công an chuyển sang 26 doanh nghiệp có liên quan.
Sau khi rà soát, loại bỏ trùng lặp, Cục đã xác định còn 31 doanh nghiệp trong tổng số các doanh nghiệp trên.

"Cục Kiểm tra sau thông quan đã ra quyết định kiểm tra với 27 doanh nghiệp trong số này. Còn lại 4 doanh nghiệp thì 3 doanh nghiệp đã không còn hoạt động, 1 doanh nghiệp là doanh nghiệp Sa Huỳnh đã bị Bộ Công an khởi tố điều tra.
Hiện Cục đang trực tiếp kiểm tra 13 doanh nghiệp, 14 doanh nghiệp khác thì chuyển Cục Hải quan TP.HCM làm rõ", bà Nguyễn Thu Nhiễu thông tin.
Theo đại diện Tổng cục Hải quan, cơ quan chức năng vẫn đang rà soát thu thập thông tin và chưa có kết quả cuối cùng.
Trước đó, Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin báo chí phản ánh vụ việc của Công ty Asanzo bị nghi ngờ nhập hàng nước ngoài nhưng gắn mác "made in Vietnam".
Các đơn vị được yêu cầu khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ nêu trên và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/7.