- Bị bán tháo, giá vàng sẽ tiếp tục diễn biến tiêu cực trong tháng 12
- Vì sao giá vàng vẫn trụ ở mức cao bất chấp thông tin tích cực về vaccine Covid-19?
- Giá vàng tiếp tục tăng mạnh, lên mức cao nhất 2 tuần
Giá vàng thế giới trong phiên ngày thứ Năm (đêm qua theo giờ Việt
Trong nước, sáng nay, giá vàng đã tăng trở lại, lấy lại những gì đã mất trong phiên hôm qua. Theo đó, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) tăng 300 nghìn đồng/lượng chiều mua vào, tăng 200 nghìn đồng/lượng chiều bán ra đối với vàng SJC, lên mức 54,75 – 55,25 triệu đồng/lượng (TP.HCM), 54,75 – 55,27 triệu đồng/lượng (Hà Nội).
Trên thị trường, giá vàng SJC tại một số tổ chức kinh doanh vàng lớn như sau: DOJI 54,60 – 55,20 triệu đồng/lượng; Phú Quý 54,70 – 55,20 triệu đồng/lượng; PNJ 54,70 – 55,25 triệu đồng/lượng…
![]() |
Đang có nhiều nhận định trái chiều về giá vàng |
Các chuyên gia cho rằng, diễn biến của giá vàng thế giới trong phiên hôm qua là phản ứng liên quan đến quyết định chính sách tiền tệ quan trọng của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), trong đó, điểm quan trọng nhất là việc mở rộng chương trình mua hàng khẩn cấp đại dịch (PEPP). ECB cho biết họ sẽ tăng lượng mua thêm 500 tỷ Euro lên tổng số 1850 tỷ Euro. Họ cũng mở rộng cơ hội mua ròng theo PEPP đến ít nhất là cuối tháng 3 năm 2022.
Bất chấp tin tức mới về chính sách tiền tệ được điều chỉnh lại, nhiều nhà phân tích và nhà kinh tế đã chỉ ra rằng thị trường có vẻ thất vọng về các biện pháp mà ECB đã công bố sau khi quyết định giữ nguyên lãi suất.
Thị trường vàng đã chứng kiến một phản ứng trái chiều đối với thông tin này, khi giá vàng vừa đẩy lên 1.850 USD/ounce sau khi Chủ tịch ECB Christine Lagarde kết thúc cuộc họp báo của mình, nhưng sau đó không thể giữ được.
Trong dài hạn, có nhiều lập luận ủng hộ xu hướng tăng của giá vàng khi hàng loạt yếu tố hỗ trợ chắc chắn sẽ xuất hiện như các gói kích thích kinh tế, lạm phát tăng, USD giảm giá. Tuy nhiên, ở trường phái ngược lại, các nhà phân tích lại cho rằng sức hấp dẫn của bitcoin có thể khiến dòng tiền chạy ra khỏi vàng.