- Giá vàng thế giới trượt dài, thị trường đang bước vào chu kỳ điều chỉnh?
- Giá vàng SJC vọt lên 85 triệu đồng/lượng
- Chuyên gia thận trọng với triển vọng giá vàng tuần tới
Mở cửa phiên giao dịch ngày 10/10, giá vàng trong nước đồng loạt điều chỉnh giảm mạnh.
Vàng SJC bán ra tại 4 ngân hàng thương mại Nhà nước (Agribank, BIDV, Vietcombank và VietinBank), Công ty SJC cũng như các doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn khác ở mức 84,5 triệu đồng/lượng, giảm 500 nghìn đồng mỗi lượng so với phiên hôm qua. Ở chiều mua vào, các doanh nghiệp niêm yết thấp hơn giá bán ra 2 triệu đồng mỗi lượng, tại 82,5 triệu đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn giảm mạnh 2 phiên liên tiếp |
Tương tự, giá vàng nhẫn cũng giảm khá sâu với mức giảm lên tới 300 – 400 nghìn đồng mỗi lượng vào đầu giờ sáng. Tính chung 2 phiên giảm liên tiếp, vàng nhẫn các thương hiệu đã mất khoảng 700 nghìn đồng/lượng.
Theo đó, một số thương hiệu vàng nhẫn phổ biến đang được niêm yết giá mua vào – bán ra như sau:
Nhẫn tròn trơn Vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu 81,88 – 82,88 triệu đồng/lượng; nhẫn tròn Phú Quý 999.9 81,95 – 82,90 triệu đồng/lượng;
Nhẫn DOJI Hưng Thịnh Vượng 81,90 – 82,90 triệu đồng/lượng; nhẫn SJC 999.99 81,60 – 82,90 triệu đồng/lượng.
Trên thế giới, khi giảm liên tục kể từ đầu tháng, giá vàng giao ngay đã có lúc về sát mốc 2.600 USD/ounce trong phiên đêm qua theo giờ Việt Nam. Thời điểm 9h30 sáng giờ Việt Nam, kim loại quý đang giao dịch quanh 2.614 USD/ounce.
Thị trường vàng đã xác nhận đang bước vào đợt điều chỉnh định kỳ trong suốt đợt tăng giá kéo dài nhiều năm này. Theo các chuyên gia, những đợt điều chỉnh giá này là điển hình và dễ thấy đối với bất kỳ loại tài sản nào và đây thường tạo cơ hội cho các nhà đầu tư tham gia hoặc mở rộng vị thế của họ.
Đối với vàng, kể từ tháng 8, nó đã tăng đáng kể mà không có bất kỳ sự điều chỉnh đáng chú ý nào cho đến bây giờ. Việc vượt qua mốc 2.700 USD dường như đã kích hoạt một đợt thoái lui được mong đợi từ lâu.
Trong khi đó, các yếu tố cơ bản dài hạn của vàng vẫn được cho là mạnh mẽ, đó là bất ổn kinh tế toàn cầu, lo ngại về lạm phát và căng thẳng địa chính trị.