
Cameron Burgh ngã người vui sướng sau khi về nhất - Ảnh: Getty Images
Tuy nhiên, hai tay bơi sừng sỏ này đều thi đấu không thành công, Kitajima chỉ về đích hạng năm chung cuộc còn Brenton xếp hạng sáu. Giành chiến thắng thuyết phục ở cự ly này là kình ngư đến từ Nam Phi, Cameron Burgh.
Trong 50m đầu tiên, Burgh đã lao đi với tốc độ rất nhanh và vẫn duy trì được tốc độ này trong 50m tiếp theo. Cuối cùng Burgh đã chạm đích với thời gian 58,46 giây, hơn kỷ lục cũ của Brenton 0,12 giây.
Chiến thắng giúp Burgh trở thành người Nam Phi đầu tiên giành được HCV ở một cự ly bơi cá nhân. Sau khi về nhất, Burgh đã dành lời tưởng nhớ cho nhà vô địch thế giới người Na Uy, Alexander Dale Oen, người vừa chết cách đây không lâu do đau tim sau khi luyện tập.

Dana Vollmer - Ảnh: Getty Images
Đây mới chỉ là chiếc HCV cá nhân đầu tiên của Vollmer tại một kỳ Olympic. Năm 2004, ở tuổi 16 cô đoạt HCV tiếp sức với đội Mỹ. Trước đó năm 2003, Vollmer phải phẫu thuật tim và phải mang thiết bị hỗ trợ trong khi tập hay thi đấu. Đến năm 2008, với áp lực quá lớn và thể lực không tốt, Vollmer bị loại khỏi đội Mỹ.
Chỉ sau đó, các bác sĩ mới phát hiện ra căn bệnh thực sự của Vollmer và thiết kế cho cô chế độ ăn không có gluten, một chất có nhiều trong bột mì và một số ngũ cốc khác. Và thành tích của Vollmer đã tăng đáng kể, bắt đầu bằng chiếc HCV thế giới tại Thượng Hải 2011.

Niềm vui chiến thắng của đội Pháp - Ảnh: Getty Images
Hấp dẫn nhất chính là chiến thắng của đội Pháp trước Mỹ ở cự ly tiếp sức 4x100m tự do nam. Như vậy Pháp đã trả được món nợ thua tức tưởi trước Mỹ tại Bắc Kinh 2008.
Các kình ngư của Pháp gồm Amaury Leveaux, Fabien Gilot, Clement Lefert và Yannick Agnel đã khởi đầu không tốt nhưng dần rút ngắn khoảng cách với Mỹ và vượt qua đội này trong 50m cuối.
Đội Mỹ xuất phát theo thứ tự Adrian Nathan, Michael Phelps, Cullen Jones và Ryan Lochte đã dẫn đầu trong suốt 350 đầu tiên nhưng ở 50m cuối, Lochte đã để cho Yannick Agnel của Pháp qua mặt và đoạt HCV. Thành tích của đội Pháp là 3 phút 9,93 giây còn đội Mỹ là 3 phút 10,38 giây.
Đây là chiếc HCB Olympic đầu tiên trong bộ sưu tập của Michael Phelps, nâng tổng số huy chương của anh tại Olympic lên con số 17, chỉ kém kỷ lục một chiếc huy chương nữa. Với các cự ly sắp thi đấu, có thể thấy Michael Phelps hoàn toàn có thể vượt qua kỷ lục này. Tuy nhiên có thể thấy đây là kỳ Olympic không thành công của Phelps, anh vẫn chưa có HCV sau hai cự ly thi đấu.