- Cựu Tổng thống George Bush kêu gọi Quốc hội “tôn trọng” người nhập cư hơn
- Thổ Nhĩ Kỳ khuyên Hy Lạp "thả cửa" cho người nhập cư tràn vào châu Âu
- Thị trưởng Đức đổ lỗi cho thiếu nữ bị nhóm người nhập cư cưỡng bức
![]() |
Chính trị gia Salvini khét tiếng bởi chiến dịch chống nhập cư cứng rắn |
Vụ án liên quan đến sự cố xảy ra hồi tháng 7-2019, khi ông Salvini làm Bộ trưởng Nội vụ của Italia, đã chặn hơn 100 người di cư trên tàu Gregoretti trong suốt 6 ngày và không đồng ý cho họ cập cảng để chờ các đồng minh châu Âu đồng ý cho phép họ tái định cư. Nhưng quyết định này trái ngược với phán quyết của tòa án ở Palermo hồi tháng trước, cũng từ việc ông Salvini đối xử với người di cư và người tị nạn. Vụ việc có liên quan đến đoàn người di cư và tị nạn bị giữ trên một chiếc tàu cứu hộ của Tây Ban Nha ở thời điểm 1 tháng sau sự cố của tàu Gregorett. Đó là tàu cứu hộ của tổ chức Open Arms với 147 người mà tàu này đã cứu ở biển Địa Trung Hải, bị từ chối cập cảng của Italia nên mắc kẹt trên biển trong 19 ngày. Trong lúc bế tắc, một số người di cư đã tuyệt vọng nhảy khỏi tàu trong khi thuyền trưởng cầu xin được cập vào một bến cảng an toàn. Sau gần 3 tuần, 83 người di cư còn lại trên tàu đã được phép xuống tàu ở Lampedusa.
Một thẩm phán hôm 17-4 đã ra lệnh đưa cựu Bộ trưởng Nội vụ Matteo Salvini ra hầu tòa với tội danh bắt cóc. Ông Salvini sẽ phải đối mặt với án 15 năm tù nếu bị kết tội, nhưng ông gọi đây là “một quyết định mang tính chính trị hơn là vấn đề tư pháp”. Ông Salvini đã lập luận rằng, chính sách không phải của riêng ông mà đã được cả chính phủ đồng ý, và ông chỉ làm theo trách nhiệm của mình. Trích dẫn Hiến pháp Ý, ông Salvini đã viết trên mạng xã hội rằng: “Bảo vệ đất nước là nghĩa vụ thiêng liêng của mọi người. Tôi sẽ bị xét xử vì đã bảo vệ đất nước tôi, nhưng tôi sẽ ngẩng cao đầu về điều đó”.
Ông Salvini đã duy trì quan điểm cứng rắn đối với vấn đề di cư với tư cách là Bộ trưởng Nội vụ trong chính phủ đầu tiên của Thủ tướng Giuseppe Conte (giai đoạn 2018-2019). Trong 14 tháng làm Bộ trưởng Nội vụ, ông đã chặn một số tàu thuyền cập cảng Ý trong nỗ lực ngăn chặn người di cư và người tị nạn vào nước này. Đảng Liên đoàn với quan điểm chống người di cư do chính trị gia này đứng đầu lập luận rằng, thật không công bằng khi Italia chịu gánh nặng là điểm đầu tiên tiếp nhận những người di cư bất hợp pháp từ Bắc Phi tới châu Âu qua đường biển Địa Trung Hải. Ông Salvini cũng nhiều lần tuyên bố rằng, việc làm của các tàu cứu hộ nhân đạo càng khuyến khích những kẻ buôn người tại Libya. Ông nói rằng, chính sách từ chối cho phép người di cư cập cảng ở Ý đã cứu sống nhiều người vì nó không khuyến khích mọi người cố gắng mạo hiểm trên hành trình vượt Địa Trung Hải. “Nếu vụ ở Catania không có gì gọi là bắt cóc thì tôi không hiểu tại sao lại có vụ bắt cóc ở Palermo? Hôm nay là một ngày đẹp trời, không chỉ đối với tôi và gia đình tôi, mà đối với tất cả những người Ý muốn tình trạng nhập cư phải có kiểm soát, quy định và tích cực. Chúng ta không thể cho phép hàng nghìn lượt khách đến trong mùa hè hậu Covid-19 này” - ông Salvini nói sau phán quyết hôm 14-5. Phiên tòa xét xử ở Palermo sẽ bắt đầu vào ngày 15-9. Bản án có thể khiến ông Matteo Salvini mất ghế tại Văn phòng Chính phủ.