- Người Việt ngày càng ưa thích mua hàng hóa thiết yếu qua mạng
- Sắp ban hành nhiều quy định mới về đại lý ngân hàng, tiền điện tử, mobile money...
- Người tiêu dùng tin tưởng sẽ thúc đẩy thanh toán trực tuyến
Dù đang có hàng chục ví điện tử hoạt động trên thị trường, nhưng chỉ một số cái tên được người dùng nhớ đến. Nhiều ví điện tử chỉ được người dùng sử dụng trong phạm vi rất hẹp như thanh toán mua hàng trên 1 trang thương mại điện tử, nạp thẻ điện thoại, thanh toán tiền điện, nước.
Một khảo sát được thực hiện bởi Cimigo triển khai tại Hà Nội và TP.HCM vào cuối năm ngoái cho thấy, chỉ có 3 ví điện tử là MoMo, Moca và ZaloPay được sử dụng phổ biến nhất, chiếm tới 90% thị phần người dùng.
![]() |
Thị trường ví điện tử Việt Nam đang "trăm hoa đua nở" (Ảnh minh họa) |
Trong khi đó, theo báo cáo về tình hình sử dụng ví điện tử tại Việt Nam 2020 của Hệ thống nghiên cứu thị trường Q&Me, mức độ nhận diện các thương hiệu ví điện tử tập trung vào 4 ví điện tử.
Trong đó, Momo dẫn đầu thị trường, đạt 73% mức độ nhận biết thương hiệu. Theo sau lần lượt là ViettelPay (6%), AirPay (6%), ZaloPay (4%) và các ví còn lại là 12%.
Báo cáo của Q&Me cho biết, trong khi Momo áp đảo thị trường, thì AirPay phổ biến với những người mua sắm trực tuyến, Zalo thu hút nữ giới nhờ tích hợp chức năng trò chuyện thân thiện, ViettelPay phổ biến ở miền Bắc do thế mạnh kinh doanh và xây dựng thương hiệu ở thị trường này.
Khảo sát cũng cho thấy, chi phí, đa dạng dịch vụ và lợi ích thành viên là 3 yếu tố giúp người tiêu dùng cân nhắc lựa chọn nhãn hiệu ví điện tử. Yếu tố lớn nhất thúc đẩy người dùng đến với ví điện tử là tiện lợi và có khuyến mãi.