- NATO có can dự trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine?
- Thế giới nhìn lại sau 2 năm nổ ra xung đột Nga - Ukraine
- Cuộc đánh đổi 'một ăn mười' của Ukraine trong xung đột Đông Âu
![]() |
Cụ thể, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cho phép nhà sản xuất vật liệu sơn Lakra Sintez mua lại BASF Vostok (BASF East), công ty con thuộc tập đoàn hóa chất đa quốc gia BASF có trụ sở tại Đức vốn đã rời Nga vào năm 2022 vì xung đột Nga - Ukraine.
Lakra Sintez đã được trao quyền mua 100% cổ phần của BASF Vostok theo Sắc lệnh về “các biện pháp kinh tế đặc biệt” của Tổng thống Putin năm 2022 nhằm đáp lại “những hành động không thân thiện của một số quốc gia nước ngoài và các tổ chức quốc tế”.
Động thái này được đưa ra như một phản ứng trước những hành động tương tự do một số quốc gia phương Tây, bao gồm cả Đức và Ba Lan, thực hiện. Đơn cử, vào tháng 6- 2022, chính quyền Đức tiếp quản Gazprom Germania. Vào tháng 11, Warsaw đã tịch thu 48% cổ phần của Gazprom trong liên doanh EuRoPol GAZ, chủ sở hữu phần Ba Lan của đường ống Yamal-Châu Âu.
BASF là công ty hóa chất lớn nhất thế giới, với doanh thu 94,83 tỷ USD vào năm 2023, theo nền tảng thu thập dữ liệu trực tuyến Statista của Đức. Theo dữ liệu riêng của tập đoàn, tập đoàn này có 112.000 nhân sự và có cơ sở sản xuất tại 234 địa điểm trên toàn thế giới.