- Mỹ ra quyết định "châm ngòi" cho cuộc chiến thương mại
- Nhóm các nền kinh tế mới nổi đối mặt với "khủng hoảng" ung thư
- Xung đột thương mại đe dọa kinh tế toàn cầu
Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng của G20 cùng các lãnh đạo IMF và WB nhóm họp tại Argentina trong bối cảnh chiến tranh thương mại đang phủ bóng đen lên tăng trưởng kinh tế thế giới
Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) nhóm họp 2 ngày 21 và 22-7 tại Thủ đô Buenos Aires của Argentina với một chủ đề thoạt nghe rất vĩ mô là thảo luận về những “thách thức và cơ hội” của kinh tế thế giới.
Song, thực ra hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo hai định chế tài chính lớn nhất thế giới là Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde và Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Jim Yong Kim tập trung vào các chủ đề nổi bật và cấp thiết nhất của nền kinh tế toàn cầu trong bối cảnh nhiều nước đang lo ngại về sự bùng nổ của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ với EU và Trung Quốc.
Cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ với các đối tác thương mại lớn nhất là Trung Quốc và EU trên thực tế đã “khai hỏa” với những đòn tấn công giữa hai bên. Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và EU đến nay vẫn chưa dừng lại sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump không chỉ áp thuế 25% và 10% đối với các sản phẩm thép và nhôm của liên minh mà còn tiếp tục đe dọa áp thuế 20% đối với toàn bộ ô tô lắp ráp tại EU nhập khẩu vào Mỹ.
Đáng lo ngại và ảnh hưởng lớn hơn cả là “bóng ma” cuộc chiến thương mại toàn diện giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc. Sau khi “ra đòn” thương mại áp thuế cao 25% đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 34 tỷ USD, chính quyền Tổng thống Mỹ
Donald Trump khiến cả thế giới lo lắng khi đe dọa tiếp tục đánh thuế nhập khẩu cao với số lượng hàng hóa trị giá tới 200 tỷ USD từ tháng 9 tới và sẵn sàng làm điều này với lượng hàng hóa trị giá tới 500 tỷ USD của Bắc Kinh, tức là gần như toàn bộ hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ.
Đến nay, lượng hàng hóa mà Mỹ cùng với EU và Trung Quốc áp đặt mức thuế cao chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng cán cân thương mại giữa các bên này với nhau nên chưa ảnh hưởng nhiều tới nền thương mại cũng như kinh tế thế giới. Kinh tế toàn cầu, theo nhìn nhận của các định chế và tổ chức uy tín nhất, vẫn đang tiếp tục duy trì đã phục hồi với tốc độ tăng trưởng khả quan.
Trong báo cáo cập nhật về dự báo tăng trưởng triển vọng kinh tế toàn cầu công bố ngày 16-7 vừa qua, IMF giữ nguyên dự báo tăng trưởng toàn cầu từng đưa ra hồi tháng 4 vừa qua, đó là kinh thế thế giới vẫn tăng ở mức 3,9% cho cả năm 2018 và 2019. Liên hợp quốc trong báo cáo đưa ra trước đó cũng cho rằng, nền kinh tế thế giới đang trên đà tăng trưởng nhanh hơn, đạt 3,2% trong năm 2018 và 2019.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng khá lạc quan của kinh tế toàn cầu có thể bị đe dọa nếu chiến tranh thương mại giữa Mỹ với EU và Trung Quốc leo thang. Mỹ, EU và Trung Quốc là động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới, mang lại lợi ích cho các thị trường mới nổi, do đó một cuộc chiến thương mại giữa các nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ rất nguy hiểm cho các nền kinh tế khác. Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde phát biểu tại Hội nghị G20 ở Argentina đã cảnh báo làn sóng áp thuế thương mại có thể sẽ ảnh hưởng một cách đáng kể tới tốc độ tăng trưởng toàn cầu.