Châu Á đối phó với nạn tự tử gia tăng

(ANTĐ) - Chan Kiu-hung đã nghĩ đến tự tử khi bà phát hiện toàn bộ số tiền dành dụm đã mất trắng theo sự sụp đổ của Tập đoàn Lehman Brothers. Đây chỉ là một trường hợp trong số hàng triệu người châu á bị mất hết vốn đầu tư hoặc mất việc do khủng hoảng tài chính và hệ quả của suy thoái kinh tế. Các chuyên gia cảnh báo, nạn tự tử gia tăng trong thời kỳ này và châu á  là khu vực nhạy cảm bởi đây là khu vực có tỷ lệ tự vẫn cao nhất thế giới.

Châu Á đối phó với nạn tự tử gia tăng

(ANTĐ) - Chan Kiu-hung đã nghĩ đến tự tử khi bà phát hiện toàn bộ số tiền dành dụm đã mất trắng theo sự sụp đổ của Tập đoàn Lehman Brothers. Đây chỉ là một trường hợp trong số hàng triệu người châu á bị mất hết vốn đầu tư hoặc mất việc do khủng hoảng tài chính và hệ quả của suy thoái kinh tế. Các chuyên gia cảnh báo, nạn tự tử gia tăng trong thời kỳ này và châu á  là khu vực nhạy cảm bởi đây là khu vực có tỷ lệ tự vẫn cao nhất thế giới.

“Công việc rất quan trọng đối với người châu á bởi họ không có chế độ an sinh xã hội tốt, đồng thời mất việc đồng nghĩa với mất “mặt”, tổn thương sẽ rất lớn”, Paul Yip một chuyên gia về ngăn chặn tự tử và sức khỏe tâm thần ở Hồng Kông cho biết. Tuy nhiên, nhiều người lại xấu hổ khi tìm đến các chuyên gia, trong khi chứng căng thẳng thần kinh do lo nghĩ đến tài chính kéo theo nhiều triệu chứng khác như bất an, ù tai, đau đầu, khó thở, mất ngủ…

Để ngăn chặn nạn tự tử đang gia tăng, tại Hàn Quốc, một số tuyến xe lửa đã lắp đặt hệ thống cửa tự động để không cho ai xâm phạm khu vực đường ray đề phòng có người tự tử. Đường dây nóng và các trung tâm tư vấn ở Nhật Bản cũng luôn túc trực để giúp đỡ các đối tượng đặc biệt này.

Yến Chi

(Theo Reuters)