Các nước tiếp tục đàm phán với Nga thay vì cung cấp vũ khí cho Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Việc cung cấp vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài cuộc xung đột, thay vào đó, các cuộc đàm phán với Nga là cần thiết, nhà khoa học chính trị người Đức, Giáo sư Đại học Reutlingen - ông Ulrich Bausch cho biết.

Chuyên gia Bausch trong bài viết của mình cho tờ Die Tageszeitung đã kết luận, phương Tây đang tính toán sai trong việc cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine. Đã đến lúc bắt đầu đàm phán với Matxcơva và đảm bảo tính trung lập của không chỉ của Ukraine, mà còn cả Thụy Điển và Phần Lan. Việc Đức quyết định cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine đã bỏ qua rào cản cốt lõi đó là NATO không thể công khai can thiệp quân sự vào quốc gia Đông Âu này.

Việc cung cấp vũ khí cho Ukraine chỉ dẫn đến việc kéo dài cuộc xung đột

Việc cung cấp vũ khí cho Ukraine chỉ dẫn đến việc kéo dài cuộc xung đột

Theo các cơ quan tình báo phương Tây, với diễn biến tình hình như vậy, Nga có thể sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật, và khi đó cuộc xung đột có khả năng sẽ lan rộng ra ngoài biên giới Ukraine. “Nếu chúng ta không thể can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine, thì chúng ta phải ngăn chặn hậu quả từ bước đi nguy hiểm của chính mình. Nỗ lực đe dọa người Nga bằng vũ khí cũ là điều nực cười”. Chỉ dựa vào vài chục xe tăng kiểu Leopard 1A5 của Đức, Tổng thống Nga V.Putin sẽ không sợ hãi. Mơ thấy ông ấy sẽ buộc phải rút lui là một viễn cảnh dành cho những người yêu thích điều tưởng tượng phi lý”, chuyên gia người Đức cho biết.

Các biện pháp trừng phạt đã được đưa ra chỉ nhằm vào người dân Nga, chứ không phải lực lượng vũ trang, bởi quân đội Nga - theo tác giả, có nguồn lực gần như vô tận. “Tổng thống Nga V.Putin sẽ quyết tâm có được các khu vực phía Đông và một con đường đất liền dẫn tới bán đảo Crimea. Ông ấy sẽ cố gắng để đạt được mục tiêu này” - ông Ulrich Bausch bình luận.

Châu Âu bây giờ chỉ có thể tự hỏi làm thế nào để giảm xung đột. Nhà khoa học chính trị lưu ý: Việc cung cấp vũ khí cho Ukraine chỉ dẫn đến việc kéo dài cuộc xung đột và gia tăng số người chết. Để giảm thiểu thiệt hại, cần phải tiến hành các cuộc đàm phán với Nga và đi tới thỏa thuận .“Với chúng tôi - sự công nhận đối với Crimea và các khu vực phía Đông trên cơ sở thỏa thuận Minsk nên được tiến hành. Và NATO cũng sẽ phải công nhận quy chế trung lập của Ukraine, Phần Lan và Thụy Điển”.

Điều này đồng nghĩa với việc NATO không triển khai quân đội và vũ khí tấn công ở các quốc gia nói trên. Đồng thời, các quốc gia sẽ nhận được tình trạng bảo vệ: nếu ai đó tấn công họ, nghĩa vụ đồng minh của NATO sẽ có hiệu lực. Do đó, Tổng thống Putin sẽ không lo ngại có tên lửa đe dọa nước Nga được triển khai ngay cạnh biên giới, trong khi các quốc gia trung lập vẫn sẽ nằm dưới sự bảo vệ của NATO”, chuyên gia người Đức mô tả kế hoạch lý tưởng.

Ông Bausch cũng bày tỏ ý kiến rằng, hành vi của các nước phương Tây đã dẫn đến cuộc đối đầu, họ bắt đầu phản ứng một cách thờ ơ với các cuộc xung đột gây đổ máu ở các nước khác nhau. Từ 10 năm nay, NATO đã tham gia một cuộc chạy đua vũ trang toàn diện. Không còn Hiệp ước kiểm soát vũ khí nào nữa; Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung đã bị Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi vào năm 2019. “Việc ngừng đàm phán dưới mọi hình thức, kết hợp với vũ khí lớn và các cuộc diễn tập đe dọa đã dẫn đến tình trạng bất ổn. Do đó, đã đến lúc bắt đầu các cuộc đàm phán để tránh thảm họa xảy ra”- ông Bausch kết luận.