Bộ Y tế lấy ý kiến đề xuất xác định nồng độ cồn của người tham gia giao thông

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Bộ Y tế đang lấy ý kiến các đơn vị chuyên môn để làm cơ sở đề xuất, xác định nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông…
Nhờ có việc xử lý vi phạm nghiêm về nồng độ cồn, số vụ tai nạn giao thông đã giảm khá nhiều

Nhờ có việc xử lý vi phạm nghiêm về nồng độ cồn, số vụ tai nạn giao thông đã giảm khá nhiều

Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế vừa có công văn gửi các chuyên gia, một số đơn vị chuyên khoa nghiên cứu cho ý kiến đề xuất về vấn đề nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển các phương tiện giao thông.

Việc đề xuất được căn cứ từ khía cạnh y tế như: nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia; giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông.

Cụ thể, Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị các chuyên gia, đơn vị nghiên cứu, cho ý kiến và gửi các đề xuất nội dung quy định về Cục trước ngày 20-2-2024 để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế. Từ đó, Bộ Y tế sẽ nghiên cứu, đề xuất quy định nồng độ cồn trong máu hoặc trong khí thở của người lái xe.

Theo lãnh Cục Quản lý khám, chữa bệnh, vừa qua đại diện Bộ Y tế đã có cuộc họp với Bộ Công an về một số vấn đề liên quan đến quy định nồng độ cồn với lái xe. Vấn đề này sẽ được hai bộ và các cơ quan liên quan thảo luận trong thời gian tới.

Quan điểm của Cục Quản lý khám, chữa bệnh – Bộ Y tế là ủng hộ việc xử lý vi phạm hành chính với người có nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Nhờ có việc xử lý vi phạm nghiêm về nồng độ cồn, số vụ tai nạn giao thông đã giảm khá nhiều.

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định cấm điều khiển ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Quy định này áp dụng ổn định đối với người điều khiển ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trong 10 năm, trước khi luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia được ban hành.

Cụ thể, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đã kế thừa quy định nêu trên và mở rộng thêm đối tượng áp dụng là người điều khiển xe máy và các phương tiện giao thông khác.