- Bộ Tài chính đề xuất 2 cách tính thuế thu nhập cá nhân: Người nộp thuế có được lợi?
- Thất thoát hàng chục tỷ đồng tiền thuế từ những hóa đơn "ma"
- Hơn 88% số doanh nghiệp được kiểm tra phải điều chỉnh tăng thuế
Trong dự thảo Luật sửa đổi Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT - VAT) được công bố lấy ý kiến hồi tháng 8/2017, Bộ Tài chính đề nghị cân nhắc phương án tăng thuế giá trị gia tăng từ 10% lên 12% kể từ ngày 1/1/2019.
Đề xuất này đã nhận được nhiều luồng ý kiến khác nhau, trong đó rất nhiều ý kiến cho rằng mức tăng này sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân khi giá cả hàng hóa bị đẩy lên.
Tuy nhiên, trước những ý kiến trên, trong dự thảo gửi Bộ Tư pháp thẩm định trước khi báo cáo Thủ tướng xem xét trình Quốc hội trong năm nay, Bộ Tài chính vẫn bảo lưu quan điểm việc tăng thuế VAT là cần thiết với những lý do giống như trong dự thảo được công bố hồi tháng 8.

Nhiều ý kiến cho rằng việc tăng thuế VAT sẽ ảnh hưởng đến mặt bằng giá cả
Cụ thể, Bộ Tài chính tiếp tục khẳng định thuế suất thuế GTGT ở mức thấp thực sự mang lại lợi ích cho người giàu hơn người nghèo. Việc điều chỉnh tăng thuế suất thuế GTGT sẽ tác động rất nhỏ đến chi tiêu của nhóm người có thu nhập thấp - đối tượng chủ yếu tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ không phải chịu thuế VAT như mua lương thực, thực phẩm, y tế, giáo dục.
Có điều, trong dự thảo lần này, Bộ Tài chính đã thừa nhận việc tăng thuế suất thuế VAT có thể tác động đến chi tiêu của hộ gia đình có thu nhập thấp. Tuy nhiên, Bộ này cho rằng đối với những hộ có thu nhập thấp dễ bị tổn thương thì cần có những giải pháp hỗ trợ về an sinh, xã hội để đem lại lợi ích nhiều hơn cho người nghèo.
Về đề xuất lộ trình tăng thuế, Bộ Tài chính đã quyết định "giãn" lộ trình so với đề xuất trước đó. Cụ thể, Bộ này đề xuất, từ ngày 1/1/2019, tăng thuế giá trị gia tăng từ 10% lên 11%; từ ngày 1/1/2020, sẽ tăng từ 11% lên 12%.