- Nhập nhèm đồ chơi trẻ em
- Những tiến bộ trong quyền hành pháp và tư pháp
- Nguy cơ cháy nổ từ một cây xăng

Luật sư Nguyễn thanh hà Chủ tịch Công ty TNHH Luật SBLaw (Tầng 18, Center Building, Hapulico Complex, số 85 Vũ Trọng Phụng, quận Thanh Xuân, Hà Nội)
Trả lời: Điều 13 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa được quy định cụ thể với từng mức hàng hóa vi phạm như sau:
Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa: Phạt tiền từ 200.000-500.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 1.000.000 đồng; Phạt tiền từ 500.000-2.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 1-3 triệu đồng; Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3 đến dưới 5 triệu đồng; Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5 đến dưới 10 triệu đồng…
Ngoài ra cá nhân vi phạm còn phải chịu các hình thức xử phạt bổ sung (như tịch thu tang vật vi phạm; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề…) và phải có các biện pháp khắc phục hậu quả.
Về xử lý hình sự, Điều 156 BLHS quy định, người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 150 triệu đồng hoặc dưới 30 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 154, 155, 157, 158, 159 và 161 của BLHS hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Tái phạm nguy hiểm… thì bị phạt tù từ 3-10 năm.