- Lầu Năm Góc bị phong tỏa, một cảnh sát bị đâm thiệt mạng
- Thủ tướng Malaysia khẳng định sẽ không từ chức
- Trung Quốc yêu cầu nội địa hóa hàng trăm mặt hàng, đi ngược lại thỏa thuận với Mỹ?
Theo thông cáo từ ASEAN, ông Erywan Yusof được giao nhiệm vụ chấm dứt bạo lực tại Myanmar và mở ra đối thoại giữa giới chức quân sự và phe đối lập. Ông cũng sẽ giám sát quá trình cung cấp viện trợ nhân đạo tại Myanmar.
Quân đội Myanmar đã tiến hành chính biến để lấy quyền kiểm soát từ chính quyền dân sự vào hôm 1-2, điều đẩy quốc gia này vào tình trạng bất ổn và bạo lực trong suốt 6 tháng qua. Nền kinh tế của Myanmar vì thế cũng lao dốc theo, trùng thời điểm dịch Covid-19 hoành hành không có dấu hiệu hạ nhiệt.
Liên Hợp Quốc và nhiều nước khác bao gồm Mỹ, Trung Quốc, đều thúc giục ASEAN là mũi nhọn trong việc hòa giải và ổn định Myanmar.
![]() |
Ngoại trưởng (thứ 2) của Brunei Erywan Yusof sẽ làm trung gian hòa giải trong các vấn đề của Myanmar |
Việc bổ nhiệm đặc phái viên là trung tâm của nỗ lực này nhưng đã bị trì hoãn nhiều tháng do các nước ASEAN chưa thế thống nhất được người sẽ đứng ra đại diện cho toàn khối.
Theo Bộ Ngoại giao Indonesia, đặc phái viên của ASEAN sẽ bắt đầu làm việc sớm và có quyền tiếp cận với tất cả đảng phái tại Myanmar. Rất nhiều nhân vật đối lập, bao gồm cả cựu lãnh đạo Aung San Suu Kyi, đã bị giam giữ tại nhà hoặc trong tù.
Vào hôm 2-8, chính quyền quân sự Myanmar cho biết, họ sẵn sàng làm việc với đặc phái viên của ASEAN. Cùng lúc đó, Thống tướng Min Aung Hlaing đã tuyên bố, ông được bổ nhiệm vào vị trí Thủ tướng lâm thời và hứa sẽ tổ chức bầu cử đa đảng vào năm 2023.