Argentina gạt bỏ tiêm kích mới từ Trung Quốc và Ấn Độ để mua 24 chiếc F-16 cũ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Sau khi cân nhắc, Argentina quyết định nâng cấp sức mạnh không quân bằng cách mua 24 chiến đấu cơ F-16A/B đã qua sử dụng của Đan Mạch và gạt qua lời mời chào mua chiến đấu cơ mới tinh JF-17 từTrung Quốc hay Tejas Mk1 từ Ấn Độ.

Tổng thống Argentina Javier Millay đã chọn những chiếc F-16A/B đã qua sử dụng từ Đan Mạch. Thông tin này được cho biết vào ngày 20/3 vừa qua. Theo nguồn tin từ Argentina, thương vụ này trị giá tới 650 triệu USD. Chi phí này không chỉ bao gồm việc mua 24 chiếc F-16A/B MLU đã qua sử dụng trước đây mà còn bao gồm hai loại tên lửa – AIM-9 Sidewinders và AIM-120 AMRAAM.

Giới phân tích cho rằng, việc Argentin gạt bỏ lời mời chào mua máy bay chiến đấu Tejas Mk1 hoàn toàn mới của Ấn Độ, hay JF-17 của Trung Quốc mà chọn F-16A/B đã qua sử dụng của Đan Mạch cũng là điều dễ hiểu.

Chiến đấu cơ F-16 do Mỹ sản xuất
Chiến đấu cơ F-16 do Mỹ sản xuất

Không quân Đan Mạch đã biên chế 43 tiêm kích F-16A/B, khoảng 30 chiếc trong số này đã được nâng cấp và vẫn đang hoạt động. Tuy nhiên họ đang lên kế hoạch để sớm loại biên chúng để thay thế bằng tiêm kích tàng hình F-35.

Tính chung đến nay đã có hơn 4.000 chiếc F-16 được chế tạo. Mặc dù từ năm 2000 Không quân Mỹ không đặt hàng, song tiêm kích F-16 phiên bản mới nhất vẫn được sản xuất để xuất khẩu. Điều này cho thấy tính hiệu quả của dòng chiến đấu cơ hạng nhẹ một động cơ này.

Chiến đấu cơ F-16 do Mỹ sản xuất

Chiến đấu cơ F-16 do Mỹ sản xuất

F-16 Mỹ cũng nổi tiếng là dòng chiến đấu cơ có tuổi thọ khung thân tốt, tuổi thọ trung bình của dòng chiến đấu cơ này thường cao gấp nhiều lần dòng chiến đấu cơ của Nga. Kết quả của thử nghiệm của hãng sản xuất chiếc máy bay này là Lockheed Martin khẳng định, F-16 vẫn hoạt động tốt kể cả khi bay hơn 16.000 giờ. Tuy nhiên để đạt được kết quả trên, F-16 cần được nâng cấp sâu tới mức gần như can thiệp vào hệ thống khung thân của máy bay.

Sau khi đơn giản hóa quá trình này, Phó chủ tịch Lockheed Martin cho biết, tiêm kích F-16 của Không quân Mỹ nếu trải qua đại tu sửa chữa lớn sẽ nâng được tuổi thọ lên 12.000 giờ bay.

So sánh với một số loại máy bay chiến đấu do Liên Xô/Nga sản xuất, theo số liệu của Tập đoàn Sukhoi, tuổi thọ khung thân của tiêm kích Su-27SK/UBK chỉ vào khoảng 2.000 giờ, đưa về chế độ "Zero hour" - tức là tổng số giờ bay đạt 4.000 giờ thì sẽ phải thay mới gần như toàn bộ chi tiết kết cấu khung thân, vẫn chỉ bằng 1/4 mức tối đa của F-16.

Tuy nhiên Su-27 là dòng máy bay đã bị ngừng sản xuất, để có cái nhìn trực quan hơn thì nên đặt F-16 cạnh chiếc tiêm kích Nga đang bán rất chạy là Su-30 khung thân của chiếc chiến đấu cơ này có tuổi thọ 3.000 giờ bay (nâng cấp tối đa được 4.000 giờ), con số này vẫn kém quá xa 12.000 giờ bay của F-16.

Việc có tuổi thọ khung thân cao sẽ giúp cho việc hiện đại hóa và duy trì hoạt động của chiến đấu cơ này được kéo dài lâu hơn.