- Giải cứu thủy lộ kênh đào Suez, tuyến hàng hải huyết mạch nối liền hai lục địa Á - Âu
- Siêu tàu container mắc kẹt tại kênh đào Suez: Ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam
- [ẢNH] Giải cứu thành công tàu khổng lồ chắn ngang kênh đào Suez, giá dầu liền giảm
![]() |
Theo SCA, khoản bồi thường dựa trên chí phí giao thông bị đình trệ (thông thường các tàu, thuyền sẽ phải trả hàng trăm nghìn euro để đi qua kênh), thiệt hại do nạo vét kênh cùng những chi phí thiết bị, nhân lực. Cơ quan quản lý kênh đào cũng cảnh báo rằng con tàu và hàng hóa trị giá khoảng 3,5 tỷ USD của nó sẽ không được phép rời Ai Cập nếu vấn đề bồi thường chưa được giải quyết.
Trung tướng Ossama Rabie, người đứng đầu cơ quan quản lý kênh đào cho biết: “Vụ việc vừa rồi đã làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của Ai Cập trong việc quản lý kênh đào. Những yêu cầu về bồi thường là quyền lợi chính đáng của quốc gia”. Ông Rabie nói rõ thêm rằng nếu cuộc điều tra diễn ra tốt đẹp và số tiền bồi thường được thoả thuận, con tàu có thể đi tiếp mà không gặp vấn đề gì.
![]() |
Tuy nhiên, theo các luật sư hàng hải việc giải quyết bồi thường có thể rất phức tạp vì con tàu Ever Given thuộc sở hữu của một công ty Nhật Bản nhưng lại do công ty vận tải biển Đài Loan Evergreen Marine vận hành và mang cờ của Panama khi di chuyển vào kênh đào Suez.
Hiện công ty vận tải biển Đài Loan Evergreen Marine, đơn vị đã thuê tàu Ever Given khẳng định rằng họ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về sự chậm trễ của hàng hóa. Công ty cũng sẽ không chấp nhận trả bất kỳ khoản bồi thường nào. Trong khi đó, đại diện phía công ty chủ sở hữu con tàu ở Nhât Bản, ông Shoei Kisen cho biết sẽ thảo luận về việc bồi thường với cơ quan quản lý kênh đào Suez, nhưng công ty này không cho biết chi tiết về số tiền bồi thường.