5 trường hợp kỳ lạ động vật biết tự sát

ANTĐ - Có khi nào động vật thực sự biết tự sát? Trong khi các chuyên gia vẫn chưa có lời giải đáp chắc chắn rằng động vật thực sự có khả năng tự sát, thì những người đã từng chứng kiến hành vi tự hủy hoại của động vật lại đưa ra được những quan điểm khác nhau.

Cá heo khi chán nản sẽ chủ động ngừng thở

Hơn 40 năm trước đây, huấn luyện viên cá heo Richard O’Barry đã chứng kiến một con cá heo tên là Kitty trong chương trình truyền hình Flipper năm 1960 tự sát. Ông cho biết: “Kitty thực sự cảm thấy chán nản... Cá heo và cá voi không hô hấp như con người. Mỗi hơi thở của chúng là một sự nỗ lực có ý thức. Chúng có thể kết thúc cuộc sống của chúng bất cứ khi nào chúng muốn”. 

Chú chó Newfoundland đã liên tiếp tự tử cho đến chết

Năm 1945, tờ báo Illustrated London đưa tin về một trường hợp tự sát đặc biệt liên quan đến một chú chó đen, họ Newfoundland. Chú chó đã tự ném mình xuống nước và cố gắng chìm hẳn khỏi mặt nước. Chú chó đã được cứu sống và đưa lên bờ. Tuy nhiên ngay sau khi được thả ra, chú chó đã tiếp tục một lần nữa nhảy xuống nước. Điều này cứ thế tiếp tục lặp lại cho đến lần cuối cùng khi chú chó thực sự chết và nổi lềnh phềnh trên mặt nước.

Bị bỏ đói, gấu sẽ nhịn luôn cho đến chết

Theo báo cáo năm 2012, một con gấu bị bỏ đói 10 ngày đã tự nhịn đói cho đến chết. Những người tham gia chiến dịch động vật nói rằng họ đã nhiều lần chứng kiến những con gấu khác cũng làm điều tương tự như vậy trong vài năm gần đây tại Trung Quốc. Ước tính có khoảng 12.000 con gấu được nuôi lấy mật tại Việt Nam và Trung Quốc. Chúng được nuôi nhốt trong một chiếc lồng nhỏ. Quá trình lấy mật được thực hiện bằng cách đưa một ống thông qua vết rạch vĩnh viễn ở bụng và túi mật. Quá trình đau đớn này được thực hiện 2 lần một ngày. 

61 con cá voi tự mắc cạn ở NewZealand

Tháng 11-2011, 61 con cá voi đã tự mắc cạn tại một bờ biển thuộc NewZealand. Đến nay con người vẫn chưa hiểu tại sao chúng lại làm vậy. Có một giả thuyết cho rằng, khi con voi đầu đàn có hành động tự tử, những con voi khác trong đàn sẽ làm theo. Kết quả còn lại 18 con cá voi sống sót.

Côn trùng hy sinh bản thân để bảo vệ đồng loại

Theo một bài báo xuất hiện trong tạp chí Nature vào năm 1987, Acyrthosiphon pisum, một loại côn trùng hút nhựa cây thường được gọi là rệp vừng đậu, đã được biết đến khi tự làm nổ tung thân mình để bảo vệ đồng loại xung quanh khỏi những kẻ săn mồi như bọ rùa. Đây là bằng chứng đầu tiên thuyết phục cho giả thuyết côn trùng biết tự sát.