Y học cổ truyền: Hiện đại hóa nâng cao hiệu quả điều trị

ANTĐ - Có một bề dày lịch sử và kho tàng quý báu mà nhiều nước tiên tiến trên thế giới  phải mơ ước, thế nhưng hiện nay nền y dược học cổ truyền (YDHCT) ở nước ta lại chưa phát huy được hết vai trò trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Hơn bao giờ, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại đang là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa to lớn trong công tác điều trị bệnh và hiện đại hóa YDHCT là một vấn đề lớn trong đường lối đó.

Chất lượng phải đảm bảo từ khâu nhập dược liệu

Báo cáo tại Hội nghị khoa học quốc tế Mékong Santé lần thứ 3 tổ chức từ ngày 10 đến 12-05-2012 tại Hà Nội, PGS.TS Lê Lương Đống, Phó Giám đốc bệnh viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam cho biết, mặc dù nhu cầu sử dụng thuốc YHCT trong nhân dân rất lớn nhưng vấn đề đáng quan tâm hiện này là tính an toàn của thuốc YHCT đang bị hiểu “méo mó”, mà nguyên nhân chính là vấn đề kiểm soát nguồn dược liệu. Ngoài một số đơn vị lớn chủ động được nguồn dược liệu,  nhiều cơ sở sản xuất thuốc YHCT vẫn phải nhập khẩu cây thuốc từ Trung Quốc. Nguyên liệu thuốc YHCT nhập khẩu chính ngạch luôn đảm bảo an toàn, song tỷ lệ thuốc nhập khẩu qua các con đường tiểu ngạch, không được kiểm soát chất lượng còn nhiều và tính an toàn của các loại thuốc YHCT này cũng phải đặt dấu hỏi. Thực tế cho thấy, nhiều vụ ngộ độc thuốc YHCT ở nước ta xảy ra đều là do sử dụng thuốc nam tại nhà, mua và sử dụng một cách tùy tiện không theo chỉ định, thuốc được mua từ hàng bán rong hoặc thuốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ, từ những người hành nghề YHCT không được quản lý… 

Hiện đại nhưng vẫn giữ nguyên bản sắc

Theo TS. Lê Lương Đống: Hiện đại hóa YHCT là yêu cầu tất yếu, song hiện đại hóa YHCT khác hẳn với Tây y hóa, tân dược hóa. Hiện đại hóa YHCT, bao gồm hai lĩnh vực: ứng dụng các thành tựu khoa học hiện đại trong  các hoạt động thuộc lĩnh vực y, dược cổ truyền, đồng thời giữ được bản sắc của YHCT. Cụ thể như ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi trồng, bảo tồn các nguồn gene quí hiếm của cây thuốc; phát triển và khai thác bền vững các loại dược liệu, các bài thuốc quý… Thực tế đã chứng minh, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực YDHCT đã ứng dụng khoa học kỹ thuật kết hợp với xây dựng khu trồng thuốc theo tiêu chuẩn quốc tế và đang ngày càng tạo được niềm tin với người bệnh như Nam Dược, Traphaco, OPC…Trong đó có Nam Dược là doanh nghiệp đi đầu trong quản lý khu nuôi trồng dược liệu như khâu sản xuất đầu tiên, nhằm khống chế chất lượng sản phẩm ngay từ đầu vào, không ngừng hoàn thiện trình tự thao tác tiêu chuẩn (SOP). Xuyên suốt quá trình từ lựa chọn hạt giống, môi trường sinh trưởng, quản lý khu nuôi trồng, thu hoạch, đóng gói, bảo quản, vận chuyển đến quản lý nhân viên đều được thực hiện nghiêm ngặt đảm bảo chất lượng dược liệu. Đồng thời, đây cũng là doanh nghiệp đứng hàng đầu trong  nước  đạt các tiêu chuẩn như: GMP-WHO (tiêu chuẩn về thực hành tốt sản xuất thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới), ISO 9001, ISO 1400, HACCP, SA 8000, TQM…

Cũng theo TS. Lê Lương Đống, ngoài việc đảm bảo an toàn về nguồn nguyên liệu thì muốn hiện đại hóa YHCT, việc hiện đại hóa khâu sản xuất và bào chế hết sức quan trọng. Các phương pháp dùng phương tễ theo cổ truyền không còn phù hợp với sự phát triển hiện nay. Vì vậy, cần nghiên cứu đưa vào sử dụng những phương pháp hiện đại hơn, như phương pháp phân tích, chiết tách tinh chất trong dược liệu, nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng... Việc hiện đại hóa này giúp nâng cao hiệu quả điều trị của nhiều bài thuốc quý trong dân gian, đồng thời cũng giúp bài thuốc dễ dàng đến tay những người bệnh cần thuốc. Đơn cử như thuốc Thông Xoang Tán Nam Dược, vốn được chuyển giao từ bài thuốc điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng gia truyền của lương y Trần Đồng (Hải Hậu, Nam Định).

Hiện nay đã được Nam Dược ứng dụng công nghệ mới, bào chế thành viên nang vừa tiện sử dụng mà vẫn đảm bảo chất lượng, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành đến đông đảo các bệnh nhân viêm xoang. Ngoài việc sử dụng thuận tiện hơn, viên nang Thông Xoang Tán đã được nghiên cứu lâm sàng trên các bệnh nhân viêm xoang mãn tính tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương năm 2011. Và TS.BS Phí Thái Hà, trưởng khoa Tai Mũi Họng, chủ nhiệm đề tài cho biết: “Bệnh viêm xoang mạn tính là bệnh rất khó điều trị ngay cả đối với các thuốc Tây y. Việc có một sản phẩm từ thảo dược có được hiệu quả điều trị như Thông Xoang Tán Nam Dược thực sự cũng làm tôi bất ngờ và đây là một tin vui cho tôi cũng như những bệnh nhân viêm xoang”.