Trực thăng Mỹ rơi tại Iraq: 14 binh sĩ thiệt mạng

(ANTĐ) - Hôm qua (22/08/2007), một chiếc trực thăng đã bị rơi ở phía bắc Iraq làm 14 lính Mỹ thiệt mạng. Đây là vụ máy bay rơi gây nhiều thương vong nhất kể từ tháng 01 năm 2005.

Trực thăng Mỹ rơi tại Iraq: 14 binh sĩ thiệt mạng

(ANTĐ) - Hôm qua (22/08/2007), một chiếc trực thăng đã bị rơi ở phía bắc Iraq làm 14 lính Mỹ thiệt mạng. Đây là vụ máy bay rơi gây nhiều thương vong nhất kể từ tháng 01 năm 2005.

Con "diều hâu" đen của Mỹ. Ảnh minh họa.
Con "diều hâu" đen của Mỹ. Ảnh minh họa.

Trong khi đó Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki đã lên tiếng chỉ trích những lời phê phán của Mỹ sau khi Tổng thống Bush đã bày tỏ sự thất vọng về việc chính phủ Irag không thể hàn gắn sự chia rẽ chính trị tại nước này.

Ông nói: “Không ai có quyền đặt ra thời gian biểu đối với chính phủ Iraq. Chính phủ của chúng tôi là do người dân Iraq bầu ra. Những người có những lời chỉ trích là nhằm tới chuyến thăm chúng tôi  tới Syria. Chúng tôi sẽ không bận tâm. Chúng tôi luôn quan tâm đến người dân và hiến pháp của chúng tôi và cũng có thể tìm bạn bè ở bất cứ nơi nào”.

Theo nguồn tin của giới quân sự, những dấu hiệu ban đầu cho thấy chiếc trực thăng UH-60 bị trục trặc về động cơ và không phải do bị bắn rơi. Tuy nhiên nguyên nhân máy bay rơi vẫn đang được điều tra.

Đó là một trong hai máy bay trực thăng đang làm nhiệm vụ tuần tiễu vào ban đêm. Theo nguồn tin của quân đội, 4 người trong phi hành đoàn và 10 lính tử nạn thuộc biên chế của Task Force Lightning. Nguồn tin này cũng không tiết lộ danh tính của những người bị nan trong khi thông báo cho người thân của họ.

Thủ tướng Irag Nouri al-Maliki đã lên tiếng chỉ trích những lời phê phán của Mỹ
Thủ tướng Irag Nouri al-Maliki đã lên tiếng chỉ trích những lời phê phán của Mỹ

Quân đội Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào máy bay trực thăng để tránh các mối đe doạ từ các cuộc mai phục và đặt bom, loại vũ khí gây thương vong nhiều nhất. Hàng chục máy bay trực thăng đã bị rơi do tai nạn hay bị bắn rơi.

Vụ gây nhiều thương vong nhất vào ngày 26 tháng 01 năm 2005 khi một chiếc trực thăng vận tải CH-53 Sea Stallion bị rơi trong một cơn bão cát ở miền tây Iraq làm 31 lính Mỹ thiệt mạng.

Theo con số được cập nhật của Associate Press, những người thiệt mạng trong vụ máy bay rơi hôm thứ 4 đã nâng con số lính Mỹ tử nạn kể từ khi cuộc chiến Iraq bắt đầu tháng 3-2003 lên 3721 người.

Trong khi đó, theo các quan chức cảnh sát và bệnh viện địa phương, lại xảy ra một vụ đánh bom cảm tử bằng xe tải nhằm vào cơ quan cảnh sát ở phía bắc Iraq làm 19 người thiệt mạng và 26 người bị thương.

Vụ tấn công này xảy ra ở Beiji, khoảng 155 dặm về phía bắc Bagda vào giữa trưa và nhiều nạn nhân là dân thường.

Cảnh sát và lính Iraq thường là mục tiêu tấn công của các chiến binh nổi dậy. Vào cuối tháng 6-2007, một quả bom phát nổ tại một trạm kiểm soát an ninh do cảnh sát Iraq và lính dù Mỹ đóng quân tại Beiji đã làm cho 13 sỹ quan Iraq thiệt mạng.

Jassim Saleh, 41 tuổi, sống cách hiện trường vụ nổ 500 yard cho biết anh ta thấy một chiếc xe tải chất thuốc nổ và đang chở đá tấn công trạm cảnh sát. Anh nói: “Đó là một cảnh tượng thật kinh hoàng. Tôi không thể mô tả được. Các bộ phận cơ thể người tung toé khắp nơi. Tôi cũng đã bị thương ở tay và chân nhưng tôi vẫn đưa được 3 người bị thương đến bệnh viện bằng xe".

Cảnh sát Iraq cho biết có 9 nhân viên cảnh sát và 10 dân thường đã bị sát hại trong khi 21 dân thường và 5 sỹ quan bị thương. Một vụ tấn công bằng bom cũng nhằm vào xe tuần tra của cảnh sát ở trung tâm Tikrit, quê hương của Saddam Hussen, khoảng 80 dặm về phía bắc của Badda đã giết hại 1 sỹ quan và làm bị thương một người khác cùng với 2 dân thường.

Cùng với bạo lực leo thang, nhiều sức ép chính trị đã đè nặng lên vai của thủ tướng al-Maliki phải có những giải pháp tích để thúc đẩy tiến trình hoà giải.


Tổng thống Bush thừa nhận rất thất vọng khi nhà lãnh đạo Iraq đã không thể thu hẹp sự chia rẽ về chính trị.

Trong phiên bế mạc hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo Mexico và Canada, ông Bush nói: “Rõ ràng là chính phủ phải làm nhiều hơn nữa”.

Thời hạn ngày 15-9 cho ông Bush phải đưa ra bản báo cáo tiếp theo về những bước tiến đạt được ở Iraq đang đến rất gần và ông còn rất ít thời gian để chứng tỏ rẳng việc triển khai quân đội Mỹ là thành công trong việc mang lại an ninh.

Ông Al-Maliki cho rằng những lời lẽ cứng rắn gần đây của Tổng thống Bush và các chính trị gia khác bắt nguồn từ chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ. Không nhắc tên bất cứ quan chức Mỹ nào, ông al-Maliki nói rằng một số lời chỉ trích đối với ông và chính phủ Iraq là “ bất lịch sự” 

Trần Quý

Theo CNN, reutes