Tổng tuyển cử Anh: Nước cờ sai của Thủ tướng Theresa May

ANTD.VN - Cuộc tổng tuyển cử ở Anh đã kết thúc mà không có đảng nào giành được đa số áp đảo khiến xứ sở sương mù rơi vào tình trạng “Quốc hội treo” lần thứ hai trong 3 cuộc tổng tuyển cử gần đây. Với kết quả này, có thể nói, Thủ tướng Anh Theresa May và Đảng Bảo thủ cầm quyền đã đi một nước cờ sai lầm trong cuộc bầu cử trước thời hạn mà ban đầu tưởng chừng như họ nắm chắc phần thắng, khi không thể đạt đủ đa số ghế cần thiết tại Quốc hội (326/650) để đứng ra thành lập Chính phủ. 

Hoạt động tại trung tâm kiểm phiếu Glasgow, Scotland, Anh quốc hôm 8-6

Kết quả ngoài dự đoán của cuộc bầu cử đã giáng “một đòn đau” vào uy tín của Thủ tướng May và Đảng Bảo thủ cầm quyền. Đây được coi là bước “thụt lùi” đối với Đảng Bảo thủ khi họ để mất 12 ghế so với kỳ bầu cử trước. Trong khi đó, dù chỉ về thứ hai, song Công đảng lại giành thắng lợi lớn với việc tăng thêm hơn 30 ghế.

Kết quả này báo hiệu xứ sở sương mù sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trước khi khởi động tiến trình đàm phán rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit - dự kiến diễn ra vào ngày 19-6. Một kịch bản ngoài dự kiến có thể đẩy nền chính trị nước Anh rơi vào rối loạn, thậm chí cuộc đàm phán Brexit có thể bị trì hoãn vô thời hạn. 

Có 2 kịch bản được đặt ra: Một là Đảng Bảo thủ sẽ phải tìm cách liên minh với các đảng nhỏ hơn để lập Chính phủ liên minh, hai là Đảng Bảo thủ tự đứng ra thành lập Chính phủ nhưng sẽ chỉ là một “Chính phủ thiểu số”. Trong bất cứ kịch bản nào thì khó khăn đặt ra cũng rất lớn và dư luận đều đưa ra dự đoán rằng chính trường Anh sẽ có nhiều biến động trong thời gian tới.

Chỉ có một điều chắc chắn, đó là kết quả cuộc tổng tuyển cử, dù là một thất bại đối với Chính phủ của Thủ tướng Theresa May, cũng sẽ không làm thay đổi quyết định của nước Anh về vấn đề Brexit. Hơn nữa, các đảng phái chính trị tại Anh, dù là Đảng Bảo thủ hay Công đảng, cũng đều coi vấn đề Brexit là “việc đã rồi” và khả năng lật ngược quyết định đó là “không thể xảy ra”.

Tuy nhiên, kết quả này có thể sẽ có những tác động nhất định đến tiến trình đàm phán Brexit giữa Anh và EU, trước mắt là về tiến độ. Theo kế hoạch, ngày 19-6 tới, nước Anh và EU sẽ có các cuộc đàm phán đầu tiên. Tuy nhiên, với bối cảnh chính trị của nước Anh hiện tại, thời hạn này có thể sẽ bị lùi lại do việc cấp bách với Đảng Bảo thủ là phải thành lập một Chính phủ mới. Ngoài ra, việc không đạt được mục tiêu trong cuộc tổng tuyển cử lần này cũng có thể khiến quan điểm cứng rắn của Thủ tướng May về một Brexit “cứng” bị lung lay, nhất là trong bối cảnh Công đảng đối lập đang muốn có một cách tiếp cận mềm dẻo hơn đối với vấn đề Brexit. 

Thủ tướng Theresa May, với tư cách là lãnh đạo chính đảng lớn duy nhất tại Quốc hội, sẽ có cơ hội đầu tiên để thành lập một Chính phủ liên minh và trình bày một chương trình hành động chính thức, được biết đến với tên gọi “Thông điệp của Nữ hoàng”. Thủ tướng Theresa May có thể làm điều đó bằng cách thành lập một liên minh chính thức với một hoặc nhiều đảng khác trong Quốc hội, điều này sẽ giúp các đảng có được ghế trong nội các mới.

Hoặc bà có thể tìm cách cầm quyền thông qua một thỏa thuận dàn xếp được gọi là “tin tưởng và hỗ trợ” với các đảng khác, theo đó các đảng này đồng ý ủng hộ Chính phủ thiểu số trong những vấn đề sống còn, như chương trình hành động hay vấn đề ngân sách, để đổi lấy những nhượng bộ. Đối tác chắc chắn nhất của Đảng Bảo thủ là Đảng Liên minh Dân chủ (DUP), đảng chính trị lớn nhất tại Bắc Ireland.

Theo kết quả mới nhất, Đảng Bảo thủ của Thủ tướng Theresa May vẫn là chính đảng có số ghế nhiều nhất tại Quốc hội Anh khi giành được 319 ghế. DUP giành 10 ghế tại Quốc hội trong cuộc bầu cử lần này. Hiện thủ lĩnh DUP cũng đang cân nhắc việc ủng hộ Thủ tướng Theresa May trong tiến trình thành lập Chính phủ.

Với kết quả này, hai đảng có thể hợp tác để tạo thành một đa số. Ngược lại, nếu Đảng Bảo thủ thành lập một Chính phủ thiểu số, Thủ tướng Theresa May có thể bắt đầu đàm phán Brexit, nhưng có thể phải giảm bớt kế hoạch nếu muốn nó thông qua được tại Quốc hội, là nơi cần sự ủng hộ của các đảng khác. Nếu Thủ tướng Theresa May từ chức, đàm phán về Brexit có thể phải hoãn lại trong khi Đảng Bảo thủ tìm kiếm người thay thế. 

Câu hỏi chính sẽ là liệu Đảng Bảo thủ sẽ tiếp tục phiên bản Brexit “cứng”, tức là một thỏa thuận thương mại tự do với EU nằm ngoài thị trường chung và không có việc đi lại tự do cho người lao động? Hay đảng này sẽ phải xem xét một Brexit “mềm”, có thể vẫn nằm trong thị trường chung để được các đảng khác ủng hộ? Bên cạnh đó, vẫn luôn tồn tại khả năng diễn ra một cuộc tổng tuyển cử lần hai, tuy nhiên London sẽ lại mất thêm thời gian và trì hoãn các thảo luận về Brexit.

Liệu Anh có thể ngừng lại Điều khoản 50 về Brexit đang được tính cho đến khi Anh tự động ra khỏi EU vào tháng 3-2019. Câu trả lời là “sẽ khó nhưng cũng có thể”, tuy nhiên điều này đòi hỏi thỏa thuận của toàn bộ 27 thành viên khác của EU, và họ sẽ “đòi một giá cao”. Hãng tin AFP dẫn lời Giáo sư Tony Travers ở Trường Kinh tế London (Anh) nói: “Việc xảy ra hoàn toàn ngược lại với mục đích của Thủ tướng Theresa May khi tổ chức bầu cử sớm. Giờ đây, Thủ tướng Theresa May phải bắt đầu tiến trình đàm phán Brexit ở thế yếu hơn”. 

Một nghịch lý là nếu như trước thời điểm bỏ phiếu, nhiều người có cảm giác rằng Brexit không còn là mối quan tâm hàng đầu của cử tri Anh nữa, mà thay vào đó là các vấn đề như an sinh xã hội hay an ninh của đất nước sau khi trải qua một loạt vụ tấn công khủng bố đẫm máu chỉ trong một thời gian ngắn, thì đến thời điểm bỏ phiếu lại cho thấy, vấn đề Brexit luôn ở trong tâm trí của nhiều cử tri Anh.

 “Hoàn toàn có thể nhờ cậy vào sự ủng hộ của những người bạn thuộc Đảng Liên minh Dân chủ (DUP) của Bắc Ireland trong Quốc hội sau khi Đảng Bảo thủ không giành đa số quá bán. Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với những người bạn và đồng minh, cụ thể là trong DUP. Hai đảng có một mối quan hệ vững mạnh suốt nhiều năm và điều này củng cố cho tôi niềm tin rằng chúng tôi có thể làm việc cùng nhau vì lợi ích của toàn thể Vương quốc Anh”.

Thủ tướng Anh Theresa May

Liên minh châu Âu lo ngại tiến trình Brexit bị trì hoãn

Ông Pierre Moscovici, Ủy viên châu Âu phụ trách các vấn đề kinh tế và tài chính châu Âu nói: “Điều duy nhất tôi muốn nói đó là Ủy ban châu Âu với các nhà đàm phán sẵn sàng bắt đầu các cuộc thảo luận. Liệu chúng ta có thể bắt đầu các cuộc đàm phán Brexit từ 19-6 hay không thì cần phải chờ đợi. Chúng ta phải đợi các tuyên bố của bà Theresa May, việc thành lập Chính phủ cũng như quan điểm khác nhau về Brexit trong nội bộ Đảng Bảo thủ. Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào chúng tôi cũng sẵn sàng đàm phán”.

Anh là đối tác quan trọng của Pháp dù chính phủ nào thành lập

Đây là khẳng định của Thủ tướng Pháp Edouard Philippe sau cuộc bầu cử Quốc hội vừa diễn ra tại Anh. “Bất cứ Chính phủ nào được thành lập sau bầu cử cũng sẽ là một đối tác hợp pháp trong các cuộc đối thoại với chính phủ Pháp”, ông Edouard Philippe nói. Thủ tướng Pháp cũng cho rằng, châu Âu sẵn sàng đàm phán với Anh trên tinh thần “đôi bên cùng có lợi” - “Trong khuôn khổ nghị định khung châu Âu, chúng tôi sẽ thảo luận với người Anh về các điều kiện Brexit cũng như các hoạt động hợp tác song phương, trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, đối phó với chủ nghĩa khủng bố”.

Anh là đối tác quan trọng của Pháp dù chính phủ nào thành lập

Đây là khẳng định của Thủ tướng Pháp Edouard Philippe sau cuộc bầu cử Quốc hội vừa diễn ra tại Anh. “Bất cứ Chính phủ nào được thành lập sau bầu cử cũng sẽ là một đối tác hợp pháp trong các cuộc đối thoại với chính phủ Pháp”, ông Edouard Philippe nói. Thủ tướng Pháp cũng cho rằng, châu Âu sẵn sàng đàm phán với Anh trên tinh thần “đôi bên cùng có lợi” - “Trong khuôn khổ nghị định khung châu Âu, chúng tôi sẽ thảo luận với người Anh về các điều kiện Brexit cũng như các hoạt động hợp tác song phương, trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, đối phó với chủ nghĩa khủng bố”. 

Anh là đối tác quan trọng của Pháp dù chính phủ nào thành lập

Đây là khẳng định của Thủ tướng Pháp Edouard Philippe sau cuộc bầu cử Quốc hội vừa diễn ra tại Anh. “Bất cứ Chính phủ nào được thành lập sau bầu cử cũng sẽ là một đối tác hợp pháp trong các cuộc đối thoại với chính phủ Pháp”, ông Edouard Philippe nói. Thủ tướng Pháp cũng cho rằng, châu Âu sẵn sàng đàm phán với Anh trên tinh thần “đôi bên cùng có lợi” - “Trong khuôn khổ nghị định khung châu Âu, chúng tôi sẽ thảo luận với người Anh về các điều kiện Brexit cũng như các hoạt động hợp tác song phương, trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, đối phó với chủ nghĩa khủng bố”. 

Anh là đối tác quan trọng của Pháp dù chính phủ nào thành lập

Đây là khẳng định của Thủ tướng Pháp Edouard Philippe sau cuộc bầu cử Quốc hội vừa diễn ra tại Anh. “Bất cứ Chính phủ nào được thành lập sau bầu cử cũng sẽ là một đối tác hợp pháp trong các cuộc đối thoại với chính phủ Pháp”, ông Edouard Philippe nói. Thủ tướng Pháp cũng cho rằng, châu Âu sẵn sàng đàm phán với Anh trên tinh thần “đôi bên cùng có lợi” - “Trong khuôn khổ nghị định khung châu Âu, chúng tôi sẽ thảo luận với người Anh về các điều kiện Brexit cũng như các hoạt động hợp tác song phương, trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, đối phó với chủ nghĩa khủng bố”.