Tình báo Mỹ bế tắc khi giải mã suy nghĩ của Tổng thống Nga Putin

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Cộng đồng tình báo Mỹ đã mất hàng chục năm để cố gắng giải mã Tổng thống Vladimir Putin - cựu sĩ quan tình báo KGB, người đã cầm quyền ở Nga một cách hiệu quả kể từ năm 1999. Nhưng điện Kremlin vẫn là nơi mà giới tình báo Mỹ gọi là “mục tiêu cứng” - nơi cực kỳ khó xâm nhập thông qua hoạt động gián điệp truyền thống.
Tình báo Mỹ vẫn tranh cãi trái chiều để giải mã suy nghĩ, hành động gần đây của Tổng thống Nga Putin

Tình báo Mỹ vẫn tranh cãi trái chiều để giải mã suy nghĩ, hành động gần đây của Tổng thống Nga Putin

Nhiều dữ liệu nhưng không đáng tin cậy

Sau khi Tổng thống Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine, các quan chức cấp cao của Mỹ đã yêu cầu cơ quan tình báo thu thập bất kỳ thông tin nào để nắm bắt suy nghĩ của ông Putin. Một quan chức Mỹ cho biết, chưa có đánh giá toàn diện nào cho thấy sức khỏe tổng thể của ông Putin có thay đổi lớn.

Trong một cuộc họp kín dành cho các nhà lập pháp trong tuần qua, ông Avril Haines - Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ cho biết, cộng đồng tình báo Mỹ hiện không nắm rõ về trạng thái tâm lý của ông Putin. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Chuck Grassley của bang Iowa thì cho hay, ông vẫn lo lắng trước những quyết định gây sốc của nhà lãnh đạo Nga.

Từ khi thông tin về tình hình Ukraine liên tục đổ về, cộng đồng tình báo Mỹ đã thu được rất nhiều báo cáo thô. Một báo cáo cho hay, hành vi của Tổng thống Putin đã trở nên “rất đáng lo ngại và không thể đoán trước”. Báo cáo cũng lưu ý rằng, việc lưu hành thông tin chính xác về tình hình thực tại là cực kỳ hạn chế. Tuy nhiên, các quan chức cảnh báo rằng, không nên coi các thông tin tình báo thô là sự thật. Nó chưa được đánh giá về độ tin cậy hoặc được phân tích về các tác động vốn có. Mặc dù vậy, báo cáo đã khiến các cơ quan khác trong chính quyền của ông Biden yêu cầu Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) theo sát nguồn để có thêm thông tin.

Tranh cãi

Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa (bang Florida) sau khi dự cuộc giao ban với tư cách là Phó Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện mới đây viết trên Twitter: “Tôi ước mình có thể chia sẻ nhiều hơn. Nhưng bây giờ tôi có thể nói khá rõ ràng rằng, có điều gì đó không ổn với ông Putin. Sẽ là sai lầm nếu cho là ông Putin sẽ phản ứng giống như cách đây 5 năm”.

Đối với một số người, sự táo bạo trong quyết định mở chiến dịch quân sự của Tổng thống Nga cũng như việc ông ngụ ý đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân là bước đi khác hẳn với các chiến dịch được tính toán cẩn thận và hạn chế trong quá khứ. Đoạn video ghi lại cảnh ông Putin ngồi cách các cố vấn quân sự cấp cao của mình hàng chục mét trong các cuộc họp phát trên truyền hình cho thấy hình ảnh của một nhà lãnh đạo biệt lập, chỉ hành động theo ý mình. Cựu Đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul đã viết trên mạng xã hội rằng ông Putin đã “thay đổi” và có vẻ “hoàn toàn không kết nối với thực tế”. Cựu Giám đốc Tình báo quốc gia Jim Clapper - chuyên gia phân tích an ninh quốc gia tại CNN cũng cảnh báo: “Tôi lo lắng về sự nhạy bén và cân bằng của ông ấy”.

Những người theo dõi ông Putin lâu năm khác cho rằng, những hành động gần đây của Tổng thống Nga tương đối phù hợp với con người mà tình báo Mỹ đã phân tích trong nhiều thập kỷ. Theo đó, nhà lãnh đạo Nga đã thể hiện sự sẵn sàng mạo hiểm trong các hoạt động quân sự, đơn cử như vụ đưa quân vào Chechnya lần thứ hai vào năm 1999, chỉ 3 năm sau khi quân đội Nga đã bị đánh bại ở đó một lần. “Điều này không khác so với bất cứ điều gì ông ấy đã nói trước đây. Ông ấy chỉ nói tất cả cùng một lúc theo cách rất rõ ràng. Và ông ấy sẵn sàng làm những điều không thể nói được” - Beth Sanner, chuyên gia phân tích an ninh Mỹ cho biết. “Tổng thống Nga hiện đang rất nhiều cảm xúc sau những quyết định lớn. Ông ấy rất đơn độc, điều này làm tăng thêm cảm xúc đó. Nhưng tôi không nghĩ Putin bị mất trí” - bà Beth Sanner nói.

Cũng có ý kiến cho rằng, Tổng thống Nga chỉ đơn giản là trở nên tức giận khiến các cố vấn cấp cao của ông không thể đưa ra những đánh giá thẳng thắn.

Sau nhiều tranh cãi, các quan chức Mỹ cuối cùng cũng nhận ra điểm mấu chốt: Hiểu được hành vi gần đây của ông Putin là vấn đề phân tích chứ không phải thông tin tình báo. Và có thể, họ sẽ không bao giờ có câu trả lời.