Thăm bảo tàng vũ khí cổ châu Âu ở Việt Nam

Bảo tàng vũ khí cổ ở Vũng Tàu sở hữu khoảng 1.200 cây súng và hơn 1.000 cây gươm cổ.

(ĐVO) Bảo tàng vũ khí cổ (Worldwide Arms Museum) được ông Robert Taylor (quốc tịch Anh) xây dựng có diện tích khoảng 1500m2 nằm trên con đường Hải Đăng, thành phố Vũng Tàu.

Vào thời điểm hiện tại, Worldwide Arms Museum sở hữu khoảng 500 hình nộm với kích thước bằng người thật - khoác trên mình những bộ quân phục chi tiết của các quân đội trên thế giới từ thời cổ đại; hơn 1.200 cây súng, 1.000 cây gươm cổ.

Nhìn từ bên ngoài, khách du lịch có thể dễ dàng nhận ra đặc trưng của bảo tàng vũ khí nhờ 1 tháp canh xây theo kiểu châu Âu có những khẩu pháo cổ và binh lính đứng canh.

Cổng vào bảo tàng được trang trí bằng bức tranh pháo thủ quân đội Napoleon đang nhồi pháo trong trận chiến ở Waterloo.

Cổng vào bảo tàng được trang trí bằng bức tranh pháo thủ quân đội Napoleon đang nhồi pháo trong trận chiến ở Waterloo.

Vì bảo tàng được xây dựng trên triền dốc dẫn lên ngọn hải đăng, một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Vũng Tàu nên công trình không được xây dựng theo kiến trúc thông thường chia theo tầng mà chia thành các phòng.

Hiện nay, Worldwide Arms Museum có 4 phòng trưng bày chính được trưng bày theo trình tự thời gian và sẽ được mở rộng thêm trong thời gian tới.

Ở phòng đầu tiên, khách thăm quan sẽ dành nhiều thời gian cho thời kì cổ đại đến Trung cổ với hình nộm các chiến binh Viking, Spartan, bộ binh Hy Lạp cổ, binh lính Trung Quốc qua các triều đại, các Samurai và Shogun của Nhật Bản, quân đội thập tự chinh…

Trang phục và vũ khí đi kèm của các hình nộm đều được chăm chút kỹ càng và chú thích về lịch sử của các quân đội này. Ngoài ra, rất nhiều vũ khí của thời đại này được trưng bày trong phòng cũng giúp người thăm quan hình dung rõ hơn về các trận đánh trong thời kỳ binh khí lạnh.

Đặc biệt, ở phòng này, khách thăm quan còn được chiêm ngưỡng một số thanh gươm và sung của người Mường ở Việt Nam từ thế kỉ 19.

Bộ binh La Mã ở phòng 1. Các hiệp sĩ Dòng Đền trong Quân đội Thập Tự Chinh. Samurai và Shogun của Nhật Bản đứng cạnh các chiến binh Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn. Bộ sưu tập súng của người Mường ở Việt Nam thế kỷ 19
Bộ binh La Mã ở phòng 1.
Bộ binh La Mã ở phòng 1. Các hiệp sĩ Dòng Đền trong Quân đội Thập Tự Chinh. Samurai và Shogun của Nhật Bản đứng cạnh các chiến binh Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn. Bộ sưu tập súng của người Mường ở Việt Nam thế kỷ 19
Các hiệp sĩ Dòng Đền trong Quân đội Thập Tự Chinh.
Bộ binh La Mã ở phòng 1. Các hiệp sĩ Dòng Đền trong Quân đội Thập Tự Chinh. Samurai và Shogun của Nhật Bản đứng cạnh các chiến binh Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn. Bộ sưu tập súng của người Mường ở Việt Nam thế kỷ 19
Samurai và Shogun của Nhật Bản đứng cạnh các chiến binh Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn.
Bộ binh La Mã ở phòng 1. Các hiệp sĩ Dòng Đền trong Quân đội Thập Tự Chinh. Samurai và Shogun của Nhật Bản đứng cạnh các chiến binh Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn. Bộ sưu tập súng của người Mường ở Việt Nam thế kỷ 19
Bộ sưu tập súng của người Mường ở Việt Nam thế kỷ 19

Ở phòng thứ 2, khách thăm quan sẽ được chiêm ngưỡng các quân chủng của quân đội Anh thời cận đại.

Việc Quân đội Anh được ưu ái ở riêng 1 phòng có thể được giải thích là do ông chủ của bảo tàng là người Anh.

Ở tầng này, hầu hết các binh chủng của quân đội Anh thời cận đại như bộ binh, kỵ binh hoàng gia, pháo binh, linh hậu cần, hải quân hay cả những quân đội thuộc địa đều có mặt với lịch sử của từng sư đoàn nổi bật.

Các binh chủng quân đội Anh thời cận đại ở phòng thứ 2.
Các binh chủng quân đội Anh thời cận đại ở phòng thứ 2.

Một số bức tranh về các trận đánh nổi bật của quân đội Anh cũng được trưng bày xen kẽ trong phòng như bức tranh về trận đánh Waterloo, trận Balaclava..

Bức tranh về trận Balaclava giữa quân đội Nga và liên quân Anh - Pháp - Ottoman.
Bức tranh về trận Balaclava giữa quân đội Nga và liên quân Anh - Pháp - Ottoman.

Trong phòng thứ 3, khách thăm quan sẽ dùng nhiều thời gian để chiêm ngưỡng những khẩu súng được sử dụng trong thời kỳ cận đại như súng côn, súng lục, súng trường, súng hỏa mai... của quân đội Anh, Pháp, Đức, Hà Lan,... trong các thế kỉ 17,18 và 19.

Súng trường của giới quý tộc châu Âu trưng bày trong phòng 3. Súng lục của Nữ hoàng Anh năm 1728 được trưng bày ở bảo tàng. Không gian trưng bày ở phòng 3.
Súng trường của giới quý tộc châu Âu trưng bày trong phòng 3.
Súng trường của giới quý tộc châu Âu trưng bày trong phòng 3. Súng lục của Nữ hoàng Anh năm 1728 được trưng bày ở bảo tàng. Không gian trưng bày ở phòng 3.
Súng lục của Nữ hoàng Anh năm 1728 được trưng bày ở bảo tàng.
Súng trường của giới quý tộc châu Âu trưng bày trong phòng 3. Súng lục của Nữ hoàng Anh năm 1728 được trưng bày ở bảo tàng. Không gian trưng bày ở phòng 3.
Không gian trưng bày ở phòng 3.

Tiếp đó, quân đội các nước châu Âu như Nga, Pháp, Hà Lan và cả quận đội Nhật sẽ được dành nhiều không gian trong phòng thứ 4 của bảo tàng.

Trong gian đầu tiên của phòng thứ 4, khách thăm quan sẽ được chiêm ngưỡng kiểu cách cầu kỳ của giới tướng lĩnh quý tộc châu Âu qua trang phục và mũ.

Các binh chủng trong quân đội Hà Lan được trưng bày ở phòng thứ 4. Súng trường của quân đội các nước châu Âu sử dụng trong thời kỳ cận đại.
Các binh chủng trong quân đội Hà Lan được trưng bày ở phòng thứ 4.
Các binh chủng trong quân đội Hà Lan được trưng bày ở phòng thứ 4. Súng trường của quân đội các nước châu Âu sử dụng trong thời kỳ cận đại.
Súng trường của quân đội các nước châu Âu sử dụng trong thời kỳ cận đại.

Trên phòng trên cùng của bảo tàng, khách thăm quan cũng sẽ có dịp được ngắm một số vũ khí của thời hiện đại như súng máy Maxim và súng tiểu liên PPS-43 của Nga, súng liên thanh Bren MKI và súng máy Vickers của Anh.

Bộ sưu tập súng đồ sộ ở tầng trên cùng của bảo tàng. Súng máy Hotchkiss của Pháp và súng liên thanh Bren MKI của Anh. Súng tiểu liên PPS-43 của Nga. Súng máy Maxim phiên bản PM M1910 của Đế chế Nga và súng máy Vickers của Anh. Cả 2 mẫu súng máy đều sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
Bộ sưu tập súng đồ sộ ở tầng trên cùng của bảo tàng. Súng máy Hotchkiss của Pháp và súng liên thanh Bren MKI của Anh. Súng tiểu liên PPS-43 của Nga. Súng máy Maxim phiên bản PM M1910 của Đế chế Nga và súng máy Vickers của Anh. Cả 2 mẫu súng máy đều sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
Bộ sưu tập súng đồ sộ ở tầng trên cùng của bảo tàng.
Bộ sưu tập súng đồ sộ ở tầng trên cùng của bảo tàng. Súng máy Hotchkiss của Pháp và súng liên thanh Bren MKI của Anh. Súng tiểu liên PPS-43 của Nga. Súng máy Maxim phiên bản PM M1910 của Đế chế Nga và súng máy Vickers của Anh. Cả 2 mẫu súng máy đều sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
Súng máy Hotchkiss của Pháp và súng liên thanh Bren MKI của Anh.
Bộ sưu tập súng đồ sộ ở tầng trên cùng của bảo tàng. Súng máy Hotchkiss của Pháp và súng liên thanh Bren MKI của Anh. Súng tiểu liên PPS-43 của Nga. Súng máy Maxim phiên bản PM M1910 của Đế chế Nga và súng máy Vickers của Anh. Cả 2 mẫu súng máy đều sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
Súng tiểu liên PPS-43 của Nga.
Bộ sưu tập súng đồ sộ ở tầng trên cùng của bảo tàng. Súng máy Hotchkiss của Pháp và súng liên thanh Bren MKI của Anh. Súng tiểu liên PPS-43 của Nga. Súng máy Maxim phiên bản PM M1910 của Đế chế Nga và súng máy Vickers của Anh. Cả 2 mẫu súng máy đều sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ nhất.

Súng máy Maxim phiên bản PM M1910 của Đế chế Nga và súng máy Vickers của Anh. Cả 2 mẫu súng máy đều sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ nhất.

>> Bảo tàng vũ khí đi vào hoạt động
>> Tiêm kích Việt Nam tại bảo tàng Mỹ
>> Hình ảnh Việt Nam tại Bảo tàng Quân đội Liên Xô

>> Thăm quan bảo tàng quân sự quốc gia Ai Cập
>> Thăm bảo tàng tăng - thiết giáp thế giới (kỳ 1)
>> Thăm bảo tàng tăng - thiết giáp thế giới (kỳ 2)

>> Thăm quan các bảo tàng quân sự Nga (kỳ 1)
>> Thăm quan các bảo tàng quân sự Nga (kỳ 2)
>> Thăm quan các bảo tàng quân sự Nga (kỳ 3)

Nguyễn Hoàng