Tại sao cần bổ sung sắt?

ANTD.VN - Phần lớn phụ nữ bị thiếu chất sắt. Vì vậy, theo các chuyên gia y tế, cách tốt nhất để bổ sung sắt là thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. 

Cơ thể chúng ta cần sắt để các tế bào hồng cầu có đủ lượng oxy. Cơ bắp hoạt động tốt khi cơ thể có đủ chất sắt. Khi cơ thể bạn thiếu lượng sắt, bạn có thể bị đau đầu, mệt mỏi, thiếu năng lượng. Phụ nữ dễ bị thiếu sắt chủ yếu là trong giai đoạn mang thai và cho con bú.

Nên bổ sung sắt qua thực phẩm. Nhiều người thường bổ sung viên sắt nhưng theo các bác sĩ khuyên bạn nên sử dụng sắt thông qua các nguồn tự nhiên từ thực phẩm.

Thức ăn giàu sắt có thể được chia thành hai nhóm: heme và không heme. Thực phẩm thực vật chứa sắt không heme. Do cấu trúc hóa học phức tạp của sắt không phải heme, cơ thể sẽ không thể hấp thụ nhanh. Nhưng sắt heme (nguồn gốc từ động vật) có thể được hấp thụ nhanh.

Thực phẩm chay cũng giàu sắt. Sắt không chỉ có trong trứng, cá và thịt đỏ mà ngay cả thực phẩm chay cũng cung cấp chất sắt.

Tăng hấp thụ sắt. Cà rốt và rau chân vịt là những thực phẩm giàu chất sắt. Nhưng đừng quên thêm khoai tây hoặc cà chua vào chế độ ăn sẽ làm tăng hấp thu sắt vào cơ thể.

Hạt mè. Một cách khác để bổ sung sắt trong chế độ ăn uống của bạn là thông qua hạt mè. 

Cây họ đậu. Các cây họ đậu như đậu lăng, đậu nành là những nguồn cung cấp chất sắt tốt nhất.

Thực phẩm cản trở hấp thụ sắt. Giảm tiêu thụ đồ uống lạnh, cà phê và trà vì chúng cản trở việc hấp thụ sắt hiệu quả.

Dấu hiệu thiếu sắt. Ban đầu, các triệu chứng thiếu sắt có thể không biểu hiện rõ ràng khiến bạn không chú ý. Tuy nhiên, khi cơ thể càng ngày càng hết sắt, tình trạng thiếu máu tăng, các dấu hiệu và triệu chứng sẽ tăng lên. Một số triệu chứng thiếu sắt thường gặp nhất là: Mệt mỏi cùng cực;  Da tái xanh, nhợt nhạt; Yếu đuối; Khó thở; Đau, tức ngực; Nhiễm trùng thường xuyên; Đau đầu, chóng mặt; Bàn tay và bàn chân lạnh; Móng tay giòn, dễ gãy; Tim đập nhanh…