Tái cơ cấu nền kinh tế không chỉ cải cách một vài doanh nghiệp Nhà nước

Tái cơ cấu nền kinh tế không chỉ cải cách một vài doanh nghiệp Nhà nước

ANTĐ - Chia sẻ về nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế mà Việt Nam đang thực hiện, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) ngài Axel van Trotsenburg, đồng tình với Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh rằng nhiệm vụ trên phải gắn với mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, chứ không dừng lại ở việc cải cách một vài doanh nghiệp Nhà nước. Bên cạnh đó hệ thống tài chính phải đảm bảo hỗ trợ tốt cho các hoạt động tiêu dùng, hoạt động của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Nhà nước. Ngài Axel van Trotsenburg khẳng định, WB sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong hoạt động này.
Tạo áp lực trách nhiệm

Tạo áp lực trách nhiệm

ANTĐ - Năm 2013 và những tháng đầu năm nay, chúng ta đã và đang vượt qua những khó khăn do cả những yếu tố khách quan và chủ quan mang lại để đưa nền kinh tế từng bước phục hồi, tăng trưởng GDP đạt 5,42%, cao hơn so với mức 5,25% của năm 2012, Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhận định như vậy tại diễn đàn “Kinh tế xanh-con đường hướng tới phát triển bền vững”. Tuy nhiên, những khó khăn trong năm 2013 còn tiếp tục phải giải quyết như tình trạng nợ xấu, sở hữu chéo ngân hàng chưa được cải thiện tích cực, sức mua yếu, ngân sách bội chi lớn, tín dụng tăng trưởng chậm; quá trình tái cơ cấu chậm trễ, vướng lợi ích nhóm…
Giảm lãi suất vẫn ế vốn?

Giảm lãi suất vẫn ế vốn?

ANTĐ - Từ đầu tuần qua trần lãi suất (LS) huy động VND kỳ hạn dưới 6 tháng giảm từ 7%/năm xuống còn 6%/năm. Việc NHNN hạ LS trong bối cảnh lạm phát được kiềm chế ở mức thấp được đánh giá là tích cực và hợp lý trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
Siết chặt đầu tư công

Siết chặt đầu tư công

ANTĐ - Chiếm một tỷ lệ lớn trong chi ngân sách nhà nước hàng năm nhưng đầu tư công tại Việt Nam lại khiến nhiều người thất vọng bởi các dự án kém hiệu quả. Trong đề án tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu đầu tư công là 1 trong 3 trụ cột quan trọng nhất.
Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp

Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp

ANTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 15/NQ-CP về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. 
Đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu

Đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu

ANTĐ - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, ngày 11-3-2014, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 363/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành triển khai Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015” và Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng”.
Đẩy nhanh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước: Còn 17.655 tỷ đồng phải thu về

Đẩy nhanh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước: Còn 17.655 tỷ đồng phải thu về

ANTĐ - Theo thống kê của Bộ Tài chính, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã sử dụng gần 22 nghìn tỷ đồng để đầu tư ngoài ngành, chủ yếu là ở lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư và ngân hàng. Việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành đã trở nên bức thiết nhằm tái cơ cấu lại các ngành, các lĩnh vực.

Dòng vốn ngoại bám trụ thị trường

Dòng vốn ngoại bám trụ thị trường

ANTĐ - Theo đánh giá của ông Ong SengYeow - Giám đốc Nghiên cứu Phân tích toàn cầu Tập đoàn Maybank Kim Eng, thị trường chứng khoán Việt Nam đang trở nên ngày càng hấp dẫn dưới góc nhìn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
Tăng tốc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước

Tăng tốc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước

ANTĐ - Ngày 28-2, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 2-2014. Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh nhiệm vụ của năm 2014 còn rất nặng nề, khó khăn. T
Quyết liệt làm bằng được

Quyết liệt làm bằng được

ANTĐ - Khí thế sôi nổi tái cơ cấu nền kinh tế ngay từ đầu năm, đã được Thủ tướng Chính phủ khẳng định quyết tâm: Phải làm bằng được kế hoạch cổ phần hóa đã phê duyệt. Lãnh đạo doanh nghiệp nào không thông, chần chừ thì mời làm việc khác, nhưng không bố trí làm cao hơn. Thủ tướng nhấn mạnh phải làm quyết liệt, đồng thời rà soát tiếp để bổ sung thêm số doanh nghiệp phải cổ phần hóa trong hai năm 2014-2015 theo tiêu chí mới. Giảm mạnh hơn nữa số doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% và giữ cổ phần chi phối.

Để củng cố niềm tin

Để củng cố niềm tin

ANTĐ - Kinh tế thế giới đang phục hồi, mặc dù khu vực ngân hàng và thị trường bất động sản trong nước còn khó khăn, song triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2014 là tương đối khả quan. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định khi lạm phát được kiềm chế, dự trữ ngoại hối tăng, xuất khẩu được đẩy mạnh, đầu tư trực tiếp nước ngoài giữ vững đà tăng trưởng. Đó là nhận định của một số chuyên gia kinh tế thuộc các tổ chức tài chính quốc tế tại Việt Nam. Ngay trong những ngày đầu năm đã có những dự án đầu tư nước ngoài hàng chục triệu USD “xông đất” với số vốn đăng ký đạt 211 triệu USD, báo hiệu một làn sóng đầu tư mới.
Kích hoạt chu kỳ mới

Kích hoạt chu kỳ mới

ANTĐ - Hội thảo “Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2014: Đối phó với việc bình thường hóa chính sách tại các nước thu nhập cao”, do Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương và Ngân hàng Thế giới tổ chức cuối tháng 1-2014. Chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới nhận xét, tăng trưởng tại khu vực Đông Á sẽ giữ mức 7,2% trong năm 2014 và giảm nhẹ vào năm 2015. Với xu thế này, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự báo sẽ ổn định ở mức 5,4 - 5,5% trong năm 2014 - 2015. Điều này đồng nghĩa với việc kinh tế Việt Nam sẽ “đi ngang” trong 2 năm tới.
Nền tảng tăng trưởng

Nền tảng tăng trưởng

ANTĐ - Chính phủ đã có nhiều giải pháp điều hành rất quyết liệt, nên nửa cuối năm 2013 nhiều ngành kinh tế đã có sự bứt phá. Kết quả là tăng trưởng GDP đã đạt mức 5,4%, thay vì 5,2% như dự báo. So với dự kiến trước đây, sản lượng dầu và than khai thác cao hơn, một số ngành, lĩnh vực tăng khá. Tài chính ngân hàng do giảm lãi suất cho vay và hỗ trợ doanh nghiệp nên 6 tháng cuối năm ngoái tăng mạnh; điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế, học phí… là những yếu tố làm tăng trưởng GDP cao hơn dự báo. 

Tạo động lực đột phá

Tạo động lực đột phá

ANTĐ - Bước sang năm 2014, trước nhu cầu bức thiết của tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ và các bộ, ngành đã lên tiếng cảnh báo tốc độ cổ phần hóa ngày càng ì ạch trong những năm gần đây. Sau chặng đường hơn 20 năm, đến nay mới có khoảng 11.000 doanh nghiệp đã được cổ phần hóa. Phát biểu tại diễn đàn “Quan hệ đối tác phát triển Việt Nam”, Thủ tướng Chính phủ cho biết, từ nay đến năm 2015 sẽ cổ phần hóa 500 doanh nghiệp nhà nước, trong đó có 1/8 tập đoàn kinh tế, 5/10 tổng công ty và bán tiếp cổ phần 4/5 ngân hàng thương mại nhà nước đã cổ phần hóa.