Rùa siêu "mắn" sinh hạ...45 con

ANTĐ - Với hai lần sinh nở trong tháng Ba và tháng Tư năm nay, cô rùa Kali đã sinh hạ được 45 chú rùa con tại Vườn thú Linton tại Cambridgeshire, Anh. Điều gây thắc mắc là các nhân viên vườn thú không biết đâu là cha của những chú rùa con này.
Rùa siêu `mắn` sinh hạ 45 con
Rùa siêu `mắn` sinh hạ 45 con

Cô rùa Kali (trái) đang vui đùa cùng những đứa con của mình

Cô rùa Kali nặng tới 60 kg, dài 76,2 cm và thuộc giống rùa Suicatas châu Phi - loài rùa lớn thứ ba trên thế giới, chỉ xếp sau rùa Galapagos và Aldabra.

Tuổi thọ trung bình của rùa Sulcata là từ 30 – 50 năm. Nhưng có những loài rùa trở thành loài sinh vật sống lâu nhất trên hành tinh với tuổi thọ lên tới 165 năm tuổi.

Rùa siêu `mắn` sinh hạ 45 con

Khi trưởng thành những chú rùa con này có thể nặng tới 92 kg

Chiều dài cơ thể của 45 chú rùa con là 10cm, khi trưởng thành chúng có thể dài từ 61 – 92cm, cân nặng 92 kg, và sống tới 70 năm.

Thông thường, trong một lần đẻ trứng, rùa cái Suicatas châu Phi đẻ từ 15 – 30 trứng, tuy nhiên không phải tất cả những quả trứng này đều nở.

Phát ngôn viên của Vườn thú Linton tại Cambridgeshire, bà Dawny Greenwood cho biết hiện họ chưa thể xác minh con rùa nào trong số 4 con rùa đực trưởng thành sinh sống tại đây là cha của 45 chú rùa con.

Rùa siêu `mắn` sinh hạ 45 con

Rùa Louis (phải) là 1 trong 4 con rùa đực trưởng thành có thể là cha của 45 chú rùa con

Hiện tại chúng đang được thả sống trong khuôn viên vườn thú cùng những con rùa trưởng thành để tận hưởng sự thoải mái, ấm áp của ánh nắng mặt trời và ánh đèn tia hồng ngoại sửa ấm cơ thể non nớt.

Trong môi trường tự nhiên, những con rùa cái sẽ đào các hố lớn để đẻ trứng vào trong đó. Nhưng có rất nhiều rùa con không có cơ hội được nhìn thấy ánh mặt trời bởi nhiệt độ trong các hố này không đủ 30ºC để trứng nở.