

ANTD.VN - Bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay mang lại một số cơ hội, nhưng kèm theo đó là rất nhiều thách thức cho công cuộc đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ của Việt Nam. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang đối mặt với bất ổn kinh tế vĩ mô, đe dọa đến an ninh tài chính, hệ thống tài chính xuất hiện nhiều rủi ro lớn; một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô phục hồi, tuy nhiên rủi ro tiềm ẩn đến an ninh tài chính vẫn còn, đặc biệt là nợ công, nợ nước ngoài. Diễn biến phức tạp, kéo dài của dịch Covid-19 đã đang và sẽ là thách thức lớn với triển vọng phục hồi kinh tế năm 2020-2021, nhiều quốc gia và khu vực đã chính thức rơi vào suy thoái kinh tế.
ANTĐ -Theo Bộ Tài chính, đến tháng 7-2017, Việt Nam có thể không còn được vay theo điều kiện ODA. Trả lời phỏng vấn Báo ANTĐ bên hành lang Quốc hội sáng nay, 23-3, ĐBQH Bùi Đức Thụ, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội cho rằng, việc bị cắt giảm nguồn vốn vay ODA vào thời điểm này thực sự là bài toán khó cho cơ cấu tài chính nước ta.
ANTĐ - Dưới sự điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong nhiệm kỳ công tác vừa qua (2011-2016), nền kinh tế xã hội nước ta đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Dù vậy, vẫn còn đến 8 hạn chế, yếu kém được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thẳng thắn chỉ ra khi báo cáo trước Quốc hội sáng nay, 22-3.