Những quan niệm sai lầm khi ăn trái cây

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Trái cây mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe nhưng nhiều người chưa ăn đúng cách để phát huy hiệu quả tối đa.
Trái cây được xem là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ dồi dào cho cơ thể, nhưng không phải vì thế mà bạn có thể ăn thực phẩm này mọi lúc, hoặc ăn càng nhiều càng tốt

Trái cây được xem là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ dồi dào cho cơ thể, nhưng không phải vì thế mà bạn có thể ăn thực phẩm này mọi lúc, hoặc ăn càng nhiều càng tốt

Ăn trái cây tốt nhất là vào buổi sáng

Nhiều người nghĩ rằng ăn thực phẩm nhiều đường vào buổi sáng như trái cây làm tăng lượng đường trong máu và “đánh thức” hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, sự thật là lượng đường máu có thể tăng lên khi chúng ta ăn bất kỳ loại thực phẩm nào có chứa carbohydrate. Vì vậy, trái cây có lợi cho sức khỏe khi ăn vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Ăn trái cây sau bữa ăn

Đa số chúng ta thường mắc phải sai lầm là ăn trái cây sau bữa ăn để tráng miệng. Tuy nhiên, điều này thật sự không tốt đối với sức khoẻ. Bởi vì, khi ăn no dạ dày cần một khoảng thời gian để tiêu hóa thức ăn. Nếu lúc này bạn ăn trái cây ngay thì sẽ không hấp thụ được hết dưỡng chất và thậm chí gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Ăn trái cây để giảm cân

Cách giảm cân bằng trái cây không còn xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ ăn trái cây để giảm cân mà không bổ sung các thực phẩm khác thì thật sự là sai lầm. Thay vì loại bỏ các thực phẩm khác trong thực đơn giảm cân, bạn hãy kết hợp chúng cùng với việc ăn trái cây hoặc chia nhỏ bữa ăn và xen kẽ bữa phụ bằng trái cây.

Ăn trái cây khi đói

Ăn trái cây lúc đói sẽ khiến bạn có cảm giác cồn cào ruột. Bởi vì, trong trái cây có chứa một lượng axit, đây là nguyên nhân làm ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Theo nghiên cứu, trong một số loại trái cây chứa chỉ số glycemic khá cao, khiến cho mức calo và lượng đường huyết trong cơ thể tăng vượt mức. Ngoài ra, việc ăn trái cây nhiều còn khiến dạ dày bị giãn to ra và khiến bạn muốn ăn nhiều hơn sau đó.

Chỉ uống nước ép, ăn trái cây sấy khô

Nước ép trái cây rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu thay thế hoàn toàn trái cây thành nước ép tức bạn đang lãng phí nguồn chất xơ dồi dào từ trái cây. Không những thế, nước ép trái cây còn làm chậm quá trình giải phóng ra glucose trong cơ thể. Bạn nên kết hợp việc ăn trái cây hợp lý và dùng sinh tố thay vì chỉ uống nước ép. Có một số loại trái cây sấy khô chứa lượng đường dư thừa không tốt cho sức khỏe. Lượng vitamin và chất chống oxy hóa cũng mất đi trong quá trình sấy. Do đó, bạn nên ăn trái cây khi chúng còn tươi để nhận được tối đa các dưỡng chất quý giá.

Ăn trái cây thay thế rau xanh

Hoa quả và rau xanh mỗi loại đều có những dinh dưỡng khác nhau. Hàm lượng vitamin và muối vô cơ trong hoa quả không thể thay thế được rau xanh. Vì vậy, chỉ ăn hoa quả không bao giờ đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể. Người trưởng thành mỗi ngày cần ít nhất 500g các loại rau xanh mới cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Vì vậy, bạn nên điều tiết lượng trái cây được nạp vào cơ thể hợp lý mỗi ngày.

Gọt vỏ khi ăn

Rất nhiều người lo lắng cho rằng, vỏ hoa quả chứa nhiều chất độc hại như thuốc trừ sâu... nên khi ăn cần phải gọt bỏ vỏ mới an toàn. Thực tế, thuốc trừ sâu có thể phun từ gốc hoặc tiêm trực tiếp vào bên trong quả. Do vậy, việc gọt vỏ là thừa, không tác dụng. Hơn nữa, rất nhiều hoa quả, dinh dưỡng tập trung lượng lớn ở phần vỏ. Vì vậy, bạn chỉ cần rửa sạch và ngâm nước muối rồi ăn.

Trái cây không kỵ các loại thực phẩm khác

Mọi người đều nghĩ rằng trái cây là thực phẩm không thể gây phản ứng khi ăn cùng các thực phẩm khác. Sự thật là có rất nhiều loại trái cây tối kỵ khi ăn cùng một số loại rau trái hay các thực phẩm khác. Chẳng hạn, trước và sau khi ăn quýt một giờ tuyệt đối không được uống sữa bò vì protein trong sữa bò gặp quýt sẽ đông lại, gây khó khăn cho việc tiêu hóa và hấp thụ. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn hồng cùng với khoai lang, khoai tây.

Người bị bệnh tiểu đường không thể ăn trái cây

So với carbohydrate, ăn trái cây trong chừng mực không gây tăng đột biến lượng đường huyết. Trái cây là một nguồn chất chống ôxy hóa tuyệt vời, nhiều chất xơ, vì vậy nó làm cho ta cảm thấy no hơn. Chúng cũng thêm rất nhiều hương vị cho chế độ ăn uống của bệnh nhân tiểu đường. Một nghiên cứu cho thấy ăn trái cây có liên quan với nguy cơ thấp hơn của bệnh tiểu đường tuýp 2 trong khi uống nước trái cây có liên quan đến nguy cơ cao hơn.