Bộ sưu tập Motobecane của ông Trần Quang Vinh cổ thuộc hạng “hiếm” ở Việt Nam
“Có giá” từ xưa
Vào những năm 40-50 của thế kỉ trước khi những chiếc xe đạp Peugeot, Motobecane… bắt đầu xuất hiện trên những con phố Hà Nội ngay lập tức trở thành một thứ phương tiện xa xỉ mà không phải ai cũng có được. Những người đã trải qua thời kì ấy thường hoài niệm về những chiếc xe này không chỉ như một thứ “trang sức” đẹp đẽ, sang trọng mà còn như một nét đẹp của Hà Nội nổi bật giữa bầu không khí u ám của cuộc chiến tranh. Có một chiếc xe đạp Peugeot hay Mercier khi ấy cũng giống như việc có một chiếc ô tô Mercedes hạng sang vào thời điểm hiện tại, thậm chí còn hơn thế. Theo lời anh Trần Quang Vinh (Vinh Tân đảo) - một trong số những người đầu tiên tham gia phong trào chơi xe cổ ở Hà Nội: “Khi ấy xe loại này hiếm lắm, nhất là xe máy “cá vàng” AV89- Motobecane lại càng hiếm hơn, đều do các Việt kiều từ Tân Thế Giới về nước mang theo. Một chiếc xe này vào thời điểm đó có giá trị bằng một căn nhà”. Cũng theo lời anh Vinh những chiếc xe này có giá trị còn bởi nó mang tính mỹ thuật cao, sự tinh tế trong đường nét và làm tôn lên vẻ đẹp cho người đi, vòng tua của xe rất chậm tạo sự nhẹ nhàng, thư thái. Đến những năm 60-70 thế kỷ trước, xe đạp Peugeot đã trở nên thông dụng hơn. Trên khắp các con đường khi đó không khó để bắt gặp hình ảnh loại xe này. Nhà có điều kiện thường mỗi người đi một xe, cũng có những gia đình cả nhà đi chung một chiếc: chồng nhường vợ đi làm, mẹ nhường bà đi chợ, bà lại nhường cho cháu đi học. Cứ như vậy, xe Peugeot dần đi vào sâu trong kí ức của đa số người Hà Nội sống trong những năm tháng ấy.
Vào những năm 40-50 của thế kỉ trước khi những chiếc xe đạp Peugeot, Motobecane… bắt đầu xuất hiện trên những con phố Hà Nội ngay lập tức trở thành một thứ phương tiện xa xỉ mà không phải ai cũng có được. Những người đã trải qua thời kì ấy thường hoài niệm về những chiếc xe này không chỉ như một thứ “trang sức” đẹp đẽ, sang trọng mà còn như một nét đẹp của Hà Nội nổi bật giữa bầu không khí u ám của cuộc chiến tranh. Có một chiếc xe đạp Peugeot hay Mercier khi ấy cũng giống như việc có một chiếc ô tô Mercedes hạng sang vào thời điểm hiện tại, thậm chí còn hơn thế. Theo lời anh Trần Quang Vinh (Vinh Tân đảo) - một trong số những người đầu tiên tham gia phong trào chơi xe cổ ở Hà Nội: “Khi ấy xe loại này hiếm lắm, nhất là xe máy “cá vàng” AV89- Motobecane lại càng hiếm hơn, đều do các Việt kiều từ Tân Thế Giới về nước mang theo. Một chiếc xe này vào thời điểm đó có giá trị bằng một căn nhà”. Cũng theo lời anh Vinh những chiếc xe này có giá trị còn bởi nó mang tính mỹ thuật cao, sự tinh tế trong đường nét và làm tôn lên vẻ đẹp cho người đi, vòng tua của xe rất chậm tạo sự nhẹ nhàng, thư thái. Đến những năm 60-70 thế kỷ trước, xe đạp Peugeot đã trở nên thông dụng hơn. Trên khắp các con đường khi đó không khó để bắt gặp hình ảnh loại xe này. Nhà có điều kiện thường mỗi người đi một xe, cũng có những gia đình cả nhà đi chung một chiếc: chồng nhường vợ đi làm, mẹ nhường bà đi chợ, bà lại nhường cho cháu đi học. Cứ như vậy, xe Peugeot dần đi vào sâu trong kí ức của đa số người Hà Nội sống trong những năm tháng ấy.
Đi cùng năm tháng
Đến nay, những người Hà Nội hoài cổ vẫn giữ được thú chơi xe Peugeot, Motobecane… thậm chí thành lập ra nhiều CLB dành cho những người yêu xe cổ, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến CLB Hà Nội xưa và nay. Vốn là một tổ chức tự phát từ gần chục năm nay, đến giờ CLB vẫn duy trì hoạt động đều đặn. Vào mỗi buổi sáng, các thành viên trong CLB lại cùng nhau đạp một vòng quanh hồ Tây như một cách… rèn luyện sức khỏe bên cạnh việc sử dụng chiếc xe đạp để đi lại hàng ngày. Không những vậy, chiếc xe đối với người chơi còn có giá trị về mặt lịch sử và kỷ niệm. Dù là chiếc xe còn tốt hay không còn nguyên vẹn thì những người chơi vẫn trân trọng giữ gìn. Chiếc xe là một phần trong cuộc đời họ, nó đã gắn bó, trải qua những thăng trầm trong cuộc sống và mỗi lần nhìn vào chiếc xe, họ như sống lại những kỷ niệm xưa cũ. “Chiếc xe đạp tôi đang đi đây ngày xưa bố tôi chở mẹ đi chơi, cũng chính là chiếc xe mẹ tôi dùng để đi làm, rồi đèo tôi đi học…” - bác Nguyễn Tiến Minh (làng Ngọc Hà) vui vẻ kể lại lịch sử chiếc xe đạp đã gắn bó với tất cả các thành viên trong gia đình mình. Cũng chính vì vậy nên mới có chuyện khi người cha chia tài sản cho các con thì người con nào cũng muốn lấy chiếc xe đạp của gia đình chứ không lấy nhà cửa. Và còn rất nhiều câu chuyện khác được giới chơi xe truyền tụng như một lời nhắc nhở về ý nghĩa của “chiếc xe đạp cũ” và nghĩa tình trong cuộc sống hiện đại.“Không bán, chỉ mua”
Đều là xe cổ, nhưng mỗi chiếc xe lại được “định giá” khác nhau tùy theo dòng xe, nơi sản xuất cũng như tuổi đời. Theo những người có kinh nghiệm chơi xe đạp cổ, xe Peugeot từ năm 1980 trở về trước có thể lên đến 200 triệu đồng/chiếc, còn xe Peugeot từ 1981 về sau này hầu hết là xe liên doanh của các nước khác như Đức và Hà Lan, giá cả cũng “mềm” hơn, khoảng 15 triệu đồng/chiếc. Tuy nhiên không phải ai cũng có may mắn được “thừa hưởng” một chiếc xe đạp cổ nguyên vẹn từ gia đình. Những người sưu tầm xe thường phải tìm đến “chiếc xe” có thể chỉ còn là… đống sắt vụn, gỉ sét, thiếu bánh, gãy vành… và nếu muốn mua phụ tùng để khôi phục lại chiếc xe nhiều khi tốn kém hơn mua nguyên chiếc nhiều lần. Ấy vậy nhưng khi được hỏi giá bán của xe, những người chơi xe lại “cảnh giác” như sợ mất của: “Xe để gìn giữ nên chỉ mua thôi, chứ không để bán!”. Với họ, mỗi chiếc xe đã mất công tìm kiếm rồi tự tay sửa chữa, tân trang là một tài sản vô giá không thể đánh đổi… Ở Việt Nam, có nhiều nơi, nhiều người chơi đồ cổ, xe ô tô, xe máy cổ… nhưng có lẽ chỉ có ở Hà Nội, người ta mới tìm mua những chiếc xe đạp “cà tàng” và gìn giữ như bảo vật để rồi mỗi khi nhìn những người đi xe đạp cổ thong dong trên đường, mọi người lại trộm nghĩ: “Đúng là người Hà Nội!”. Chỉ vậy thôi cũng khiến cho những người chơi xe đạp cổ Hà Nội tự hào vô cùng.(Còn nữa)
Đến nay, những người Hà Nội hoài cổ vẫn giữ được thú chơi xe Peugeot, Motobecane… thậm chí thành lập ra nhiều CLB dành cho những người yêu xe cổ, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến CLB Hà Nội xưa và nay. Vốn là một tổ chức tự phát từ gần chục năm nay, đến giờ CLB vẫn duy trì hoạt động đều đặn. Vào mỗi buổi sáng, các thành viên trong CLB lại cùng nhau đạp một vòng quanh hồ Tây như một cách… rèn luyện sức khỏe bên cạnh việc sử dụng chiếc xe đạp để đi lại hàng ngày. Không những vậy, chiếc xe đối với người chơi còn có giá trị về mặt lịch sử và kỷ niệm. Dù là chiếc xe còn tốt hay không còn nguyên vẹn thì những người chơi vẫn trân trọng giữ gìn. Chiếc xe là một phần trong cuộc đời họ, nó đã gắn bó, trải qua những thăng trầm trong cuộc sống và mỗi lần nhìn vào chiếc xe, họ như sống lại những kỷ niệm xưa cũ. “Chiếc xe đạp tôi đang đi đây ngày xưa bố tôi chở mẹ đi chơi, cũng chính là chiếc xe mẹ tôi dùng để đi làm, rồi đèo tôi đi học…” - bác Nguyễn Tiến Minh (làng Ngọc Hà) vui vẻ kể lại lịch sử chiếc xe đạp đã gắn bó với tất cả các thành viên trong gia đình mình. Cũng chính vì vậy nên mới có chuyện khi người cha chia tài sản cho các con thì người con nào cũng muốn lấy chiếc xe đạp của gia đình chứ không lấy nhà cửa. Và còn rất nhiều câu chuyện khác được giới chơi xe truyền tụng như một lời nhắc nhở về ý nghĩa của “chiếc xe đạp cũ” và nghĩa tình trong cuộc sống hiện đại.“Không bán, chỉ mua”
Đều là xe cổ, nhưng mỗi chiếc xe lại được “định giá” khác nhau tùy theo dòng xe, nơi sản xuất cũng như tuổi đời. Theo những người có kinh nghiệm chơi xe đạp cổ, xe Peugeot từ năm 1980 trở về trước có thể lên đến 200 triệu đồng/chiếc, còn xe Peugeot từ 1981 về sau này hầu hết là xe liên doanh của các nước khác như Đức và Hà Lan, giá cả cũng “mềm” hơn, khoảng 15 triệu đồng/chiếc. Tuy nhiên không phải ai cũng có may mắn được “thừa hưởng” một chiếc xe đạp cổ nguyên vẹn từ gia đình. Những người sưu tầm xe thường phải tìm đến “chiếc xe” có thể chỉ còn là… đống sắt vụn, gỉ sét, thiếu bánh, gãy vành… và nếu muốn mua phụ tùng để khôi phục lại chiếc xe nhiều khi tốn kém hơn mua nguyên chiếc nhiều lần. Ấy vậy nhưng khi được hỏi giá bán của xe, những người chơi xe lại “cảnh giác” như sợ mất của: “Xe để gìn giữ nên chỉ mua thôi, chứ không để bán!”. Với họ, mỗi chiếc xe đã mất công tìm kiếm rồi tự tay sửa chữa, tân trang là một tài sản vô giá không thể đánh đổi… Ở Việt Nam, có nhiều nơi, nhiều người chơi đồ cổ, xe ô tô, xe máy cổ… nhưng có lẽ chỉ có ở Hà Nội, người ta mới tìm mua những chiếc xe đạp “cà tàng” và gìn giữ như bảo vật để rồi mỗi khi nhìn những người đi xe đạp cổ thong dong trên đường, mọi người lại trộm nghĩ: “Đúng là người Hà Nội!”. Chỉ vậy thôi cũng khiến cho những người chơi xe đạp cổ Hà Nội tự hào vô cùng.(Còn nữa)