- Vì sao Ukraine chưa có tiêm kích JAS-39 khi Thụy Điển đã gia nhập NATO?
- Vai trò đặc biệt của hai tân thành viên Thụy Điển- Phần Lan trong NATO
- Thụy Điển đã vượt qua ‘cửa ải’ cuối cùng để vào NATO
Ông Tobias Billstrom |
Ông Billstrom, 50 tuổi, lần đầu tiên được bầu vào Quốc hội Thụy Điển năm 2002 và được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng nước này năm 2022.
Trong 1 bài đăng trên mạng xã hội X hôm 4-9, Ngoại trưởng Billstrom cho biết ông đã đệ đơn xin từ chức lên Thủ tướng Ulf Kristersson “với cảm xúc buồn bã xen lẫn tự hào”.
“Bây giờ tôi sẽ hoàn toàn rời khỏi chính trường… Những gì tôi sẽ làm tiếp theo vẫn còn bỏ ngỏ”, ông Billstrom viết, đồng thời lưu ý rằng ông “mới 50 tuổi” và có thể tạo dấu ấn của mình “trong các bối cảnh khác”.
Thành tựu lớn nhất của ông Billstrom trong 2 năm qua là việc Thụy Điển từ bỏ chính sách trung lập kéo dài 200 năm để gia nhập NATO “sau 1 tiến trình dài và đôi khi đầy thử thách”.
Ông Billstrom cảm ơn Thủ tướng Kristersson vì trước đó đã tin tưởng giao cho ông làm Bộ trưởng Ngoại giao và lãnh đạo nhóm nghị sĩ của đảng Ôn hòa trong Quốc hội.
Theo truyền thông Thụy Điển, việc từ chức của Ngoại trưởng Billstrom diễn ra đột ngột. Các tờ báo Expressen và Aftonbladet đều cho rằng nguyên nhân là do “rạn nứt” giữa ông và Thủ tướng. Theo các tờ báo này, lý do có thể là do Thủ tướng Kristersson bổ nhiệm cố vấn chính sách đối ngoại, nhưng cũng có bất đồng về lập trường của Thụy Điển đối với cuộc xung đột ở Dải Gaza, với việc Thủ tướng ủng hộ “lập trường thân thiện hơn với Israel”.
“Ngoại trưởng Tobias Billstrom đã có sự hợp tác rất chặt chẽ và tốt đẹp với Thủ tướng”, người phát ngôn của ông Billstrom, Anna Erhardt cho biết khi phản hồi trước các thông tin trên truyền thông. Thư ký báo chí của Thủ tướng Kristersson, Siri Steijer cũng cho biết các thông tin nêu trên là sai sự thật và “không có bất đồng” nào đằng sau việc từ chức của ông Billstrom.
Được biết, trước khi làm Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển, ông Billstrom từng đảm nhiệm 2 chức vụ khác trong nội các, đầu tiên là Bộ trưởng Chính sách Di cư và Tị nạn (2006-2014) và Bộ trưởng Việc làm (2010).