NATO thừa nhận xây dựng lực lượng phản ứng nhanh “nói dễ hơn làm“

ANTĐ - Kế hoạch về xây dựng một lực lượng phản ứng nhanh của NATO dường như đã bị chững lại khi các nhà ngoại giao của liên minh thừa nhận thực tế việc xây dựng khó khăn hơn dự kiến, do thiếu thiết bị quan trọng cũng như xảy ra các tranh cãi về nguồn tài trợ.

Trước đó, hồi tháng 9-2014, các nhà lãnh đạo NATO họp tại Wales đã nhất trí về việc thành lập một lực lượng "mũi nhọn" mới lên đến 5.000 quân bao gồm cả hải quân, lính phòng không và lực lượng đặc biệt như một phần trong kế hoạch trấn an đồng minh Đông Âu đang lo lắng về hành động của Nga ở Ukraine.

Các nhà lãnh đạo NATO dự kiến xây dựng ​​một lực lượng nhanh để củng cố an ninh Đông Âu trong mọi trường hợp gặp khó khăn. Một số đơn vị sẵn sàng di chuyển trong 2 ngày, ít hơn so với 5 ngày cần thiết như lực lượng phản ứng hiện tại của NATO.

                NATO thừa nhận xây dựng lực lượng phản ứng nhanh "nói dễ hơn làm"
Tuy nhiên, sau hơn 2 tháng đưa ra kế hoạch các lãnh đạo liên minh cũng nhận thấy những bất cập trong việc xây dựng lực lượng. "Chúng tôi đã nhận thấy rằng có rất nhiều khó khăn hơn cho kế hoạch mà liên minh mong đợi trong Hội nghị thượng đỉnh ở xứ Wales," đại sứ của Anh tại NATO, Adam Thomson, nói với các phóng viên.

Ông Thomson nhấn mạnh NATO thu hẹp lực lượng vũ trang  là một lý do quan trọng là giảm sự ứng phó trên khắp châu Âu kể từ Chiến tranh Lạnh. "Chúng tôi đã đi quá xa khả năng rằng liên minh phát triển quân sự vì một nền quốc phòng tập thể cho tất cả các nước thành viên thông qua các cuộc chiến tranh lạnh", Thomson cho biết.

Theo đó, các ngoại trưởng NATO sẽ gặp nhau vào hôm 2-12 để xem xét các tiến bộ kể từ hội nghị thượng đỉnh. Các bộ trưởng quốc phòng NATO dự phê duyệt quy mô và việc thiết kế lực lượng phản ứng nhanh vào tháng 2-2015.

Tuy nhiên, các nhà ngoại giao NATO cũng thẳng thắn thừa nhận rằng họ không mong đợi lực lượng này sẽ hoạt động tốt vào năm 2016. Trong năm tới, liên minh sẽ phấn đấu cải thiện lực lượng phản ứng nhanh hiện tại như một bước đệm cho các lực lượng mũi nhọn mới.

Một nhà ngoại giao NATO, nói với điều kiện giấu tên, cho biết cuộc tranh luận về lực lượng đặc biệt đã tập trung vào tranh cãi "Ai sẽ là người trả tiền và ai sẽ là người cung cấp thiết bị cho quân đội?"

Các đồng minh châu Âu dự kiến ​​sẽ đóng vai chính trong việc xây dựng lực lượng mũi nhọn này. Tuy nhiên, vì các khoảng trống kinh tế ngày càng trầm trọng hơn trong năm cắt giảm chi tiêu, người châu Âu có thể phải dựa vào Mỹ, người đang chiếm ưu thế sức mạnh quân sự của NATO, để giúp đỡ các thiết bị hạng nặng cho vận tải hàng không của liên minh.

Ít hơn 100 đơn vị của NATO dự kiến ​​sẽ được xây dựng tại các nước Baltic, Ba Lan, Romania và Bulgaria để tăng cường khả năng chiến đấu nhanh. Các lực lượng mũi nhọn sẽ luân phiên giữa các nước khác nhau mỗi năm để tăng cường khả năng phòng thủ chiến đấu.

Được biết, quân đội Anh, Pháp và Đức là 3 quốc gia đang dẫn đầu việc được trang bị tốt nhất trong lực lượng của NATO. Nhận xét về vấn đề này, các nhà ngoại giao liên minh nói rằng các đồng minh khác cần phải tiến lên phía trước để tránh việc gánh nặng quân sự rơi quá nhiều vào một vài quốc gia.