- Quân đội Nga mua hàng loạt xe chiến đấu "kẻ hủy diệt"
- Tàu sân bay "Nữ hoàng Elizabeth" trị giá 3 tỉ bảng bước vào chạy thử
- Nga phóng tên lửa đạn đạo Bulava xuyên lục địa Á - Âu
“Đây là lần đầu tiên hệ thống vũ khí laser được gắn trên trực thăng đã tiêu diệt thành công một mục tiêu đang di chuyển ở độ cao và tốc độ thay đổi”, thông cáo từ nhà sản xuất Raytheon cho hay.
Chiếc trực thăng Apache đã tấn công mục tiêu cách nó 1,5km, sử dụng tia laser và một cảm biến định vị hiện đại có khả năng phát hiện, theo dõi mục tiêu và điều khiển vũ khí laser.
Khả năng làm việc yên tĩnh và sự vô hình khi được nhìn bằng mắt thường khiến vũ khí laser rất khó bị phát hiện. Bộ Quốc phòng Mỹ đã miêu tả độ chính xác của nó gần như một viên đạn bay thẳng chứ không phải đường quỹ đạo cong như những loại tên lửa thông thường. Nếu so sánh với mỗi tên lửa Hellfire trị giá 115.000 USD, việc sử dụng vũ khí laser cũng tiết kiệm hơn rất nhiều.

Vũ khí laser đang là xu hướng mới trong quân đội Mỹ
Tuy nhiên, vũ khí laser cũng có nhược điểm là không hoạt động tốt khi gặp sương mù, mưa hay khói bụi, đồng thời nó cũng yêu cầu một nguồn điện năng lớn.
Quân đội Mỹ đang tiến hành trang bị vũ khí laser trên mọi nền tảng từ tàu chiến, máy bay cho tới các phương tiện trên bộ. Vào hồi tháng 4, không quân Mỹ cho biết, họ đã lập kế hoạch đưa vũ khí laser lên máy bay ném bom B-52 và máy bay tấn công AC-130J.